TẢN MẠN TÂM TƯ

 

Toại Khanh  

 

Không học Phật pháp th́ không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những ǵ ta đă học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ ḿnh muốn đến. Nhưng bỏ mất nó th́ có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hăy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ. 

Công đức bố thí giúp ta được giàu có, nhưng giá trị của sự giàu có không bằng một phần triệu của cái tâm bố thí. Dẫu ta có giàu đến cỡ nào đi nữa. 

Người tu hành phải biết sống vô sản, nhưng không tài sản chưa hẳn là sự tu hành. Cái tâm không tha thiết vật chất là tâm của hiền thánh, sự nghèo khó trong nỗi thèm khát nọ kia chỉ là đời sống của loài ngạ quỷ. 

Người ta nói té ở đâu th́ phải đứng lên từ chỗ đó. Mọi khổ ải trầm luân luôn bắt đầu từ sự có mặt của ngũ uẩn, nhưng không biết nh́n lại ngũ uẩn mà có thể giải thoát th́ là chuyện xưa nay chưa từng. 

Những may mắn ta có được bây giờ chỉ là quả lành từ quá khứ. Một người điên hay đứa con nít chỉ biết trái xoài trên tay, không biết phải làm sao để sau đó có thêm những trái xoài khác. 

Thuyết Pháp và lập chùa là giúp người khác tu tập. Nhưng người làm hai việc đó thường rất dễ quên ḿnh. Xưa nay kẻ trúng số hiếm bao giờ là người bán vé số. Không hiểu tại sao. 

Kẻ tu hành cứ lo đi đứng đây kia th́ tâm tư dễ bị loạn động. Nhưng ở hoài một nơi coi chừng tâm tư tù đọng. Nếu phải đi, ḷng cần như gió và nếu phải ở, tâm nên như nắng, đốm nắng bên thềm. 

Giới luật là dăy hàng rào bảo vệ người, đất và tài sản bên trong, chớ không phải để giam hăm, nhốt tù chủ nhân. 

Ư nghĩa của chuyện tu hành là để bỏ được cái ǵ, không phải để có được cái ǵ. Hai động từ này đă thay đổi lịch sử Phật giáo. 

Một sợi tóc hay chiếc lá me nhỏ xíu có thể khiến ta dầm ḿnh trong một niềm vui hay nỗi buồn chất ngất. Vậy mà nhiều lúc đi ngang một ngọn núi hay hồ nước mênh mông, ta vẫn không có cảm giác ǵ đặc biệt. Ở đời không có ǵ là nhỏ hay lớn tuyệt đối, cái cốt tử là ḷng ḿnh ra sao. 

Đọc báo thấy sự ngoan hiền tuyệt đối của người dân Triều Tiên, rồi nh́n lại sự răm rắp của Phật tử và giáo dân một số nơi, nhiều người thấy tiếc đến nhói ruột. Ước ǵ kẻ lănh đạo của bầy chiên lành đó biết tận dụng sự trung thành tận tụy kia một cách thông minh và thiện chí, th́ chuyện tốt nào làm không xong chứ. Người ta chỉ biết chăn nuôi nhằm những mục đích rất nhỏ nhoi. 

Trên mấy chiếc máy bay dân sự của Mỹ luôn có câu này ở lưng ghế trước mặt hành khách: Life Vest Under Your Seat. Phao cứu hộ nằm ngay bên dưới ghế ngồi của bạn. Ô hay, câu này nghe quen quen, h́nh như có một câu Pháp Cú cũng có nội dung tương tự! 

Mấy chục tuổi đầu, một ngày nhận ra chuyện này lạ lắm. Một người thông minh và thiện chí vị tha đến mấy cũng mặc, cứ trao tay họ chút quyền lực th́ hầu hết ai cũng đột nhiên ngu, ác, và tham giống hệt nhau. Khác biệt chăng là h́nh thức biểu hiện. Tôi lạnh người khi t́m hoài đến giờ vẫn không thấy ngoại lệ. 

Người cư sĩ càng ít hiểu biết giáo lư th́ cơ hội làm nô lệ sẽ lớn hơn cơ hội làm đệ tử của Tăng ni. 

Ở một số cửa hàng bên Mỹ, người ta ghi câu này trên cánh cửa pḥng vệ sinh: No Merchandise Beyond This Point. Tạm hiểu là đừng mang hàng hóa vào đây, hoặc chuyện buôn bán là ở ngoài kia, không phải trong này. Trời ạ, lẽ ra câu này phải được treo ở nhiều nơi lắm. 

Người ta ít khi có hứng thú với món hàng ḿnh đang bán, cần thứ ǵ tương đương th́ vẫn thích t́m đến mua ở chỗ khác. Người tu học coi chừng ḿnh cũng vậy, qua ngày dài tháng rộng không c̣n tin vào những ǵ ḿnh vẫn rao giảng tuyên truyền. Đưa người vào đạo, c̣n ḿnh hướng tâm về đời. 

Buôn có bạn, bán có phường. Trong cửa thiền h́nh như cũng thế. Người tinh tấn hay giải đăi luôn đi theo nhóm, nhóm càng đông th́ quan điểm của ḿnh càng được củng cố. Cái bậy được nuôi dưỡng lâu ngày cũng thành ra một cái đạo chứ chẳng chơi! 

Mọi kiến thức và suy tư ngoài kinh điển phải được quy chiếu trên kinh điển, nhằm chứng minh Phật pháp uyên nguyên, không phải những thứ có thể thay thế lời Phật. Vào youtube nghe Tăng ni bây giờ thuyết giảng dễ thấy mọi sự đang đi ngược lại. 

Người có nghe thấy chút ít về Phật, mỗi khi có chuyện đau buồn th́ thường muốn t́m về bên chân Phật. Khổ nỗi có được mấy người lúc vô sự lại chịu nghĩ đến việc xây dựng một Phật giáo ngon lành. Thế là cái Phật giáo mà thiên hạ t́m đến lúc hữu sự chỉ là một biển hiệu mang tính biểu hiện. 

Ai cũng sợ chết, sợ bị đoạ, nhưng kiểu sống của thiên hạ th́ giống hệt như hai chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Dù chúng có thể đến ngay đêm nay hay sáng mai không chừng. Ngộ thiệt. 

Lời dạy nguyên thủy của đức Phật rất thực tiễn, dễ chứng minh qua đời sống thực tế. Nhưng không hiểu sao người học Phật hôm nay lại chỉ dốc ḷng tin vào những điều huyễn hoặc xa vời, và chê lời dạy thứ thiệt của Phật là tiểu thừa nhỏ bé. Sợ sách cắn hay sao mà ngại nghiên cứu kỹ lưỡng một chút. Thời mạt thế rồi sao chứ! 

Ăn ǵ cũng sợ dư mỡ, dư đường hay cao huyết áp. Vậy mà về tinh thần th́ bất cẩn đến khó hiểu, ai nói ǵ cũng tin, cũng cố nhét vào óc như là lời thánh. Bảo là ngu th́ giận. Người ta thương ḿnh mà lại hận người ta. Thế có nên không? 

Học vị hay bằng cấp trong đạo lẫn ngoài đời luôn rất cần thiết, nhưng nó là bảo chứng cho một tŕnh độ kiến thức có thiệt, không phải cái có thể thay thế cho kiến thức mà ḿnh chưa có. Không ǵ nguy hiểm cho bằng việc ngồi lên một phi cơ mà người lái không có đủ kiến thức của một phi công. 

Kẻ viết bài này chỉ là một gă tục tử, chọn cách nói để chúng chửi, c̣n hơn là im lặng ỡm ờ để mặc những điều trái khoáy mặc nhiên tồn tại ở đời. Viết xong có v́ vậy mà chết cũng tốt hơn là sống trăm tuổi mà làm con hến vô tri, vô trách nhiệm. 

Mong lắm vậy thay!

     

 

Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home