Trên Ngọn T́nh Sầu

 

Toại Khanh  

 

Ai sống ở đời cũng phải dẫm lên những buồn vui mà đi về phía trước. Có một ngày tôi chợt phát hiện ra ḿnh có những chuyện ngậm ngùi, có thể từng khiến nhiều người thấy buồn, nhưng tôi nhớ h́nh như chưa nghe ai nhắc tới. Bỗng muốn kể chơi vài chuyện buồn trong số đó cho vui! 

Tôi chỉ mới về Tàu hai lần trong mười năm xa xứ. Tôi từng đứng một ḿnh trên bến Thượng Hải Than để ngắm nh́n con sông Hoàng Phố trong đêm, đêm ở đó thường nhiều gió lạnh. Tôi từng một ḿnh thả bộ trong phố đêm Lệ Giang cho đến lúc quán xá bắt đầu đóng cửa. Nhiều và khá nhiều những nơi chốn đây kia trên xứ Tàu đă hút hồn tôi, đến mức đă rời đi cả tháng trời sau đó c̣n cứ thấy nhớ như điên. Vào ra chỉ mong ngày trở lại lần nữa. Thế rồi một ngày đọc báo, thấy đâu đó những tin tức về mấy vụ nổ quặng mỏ hay tai nạn giao thông ở Trung Quốc có nhiều người chết, tôi bỗng nghe ngậm ngùi bằng một kiểu rất riêng, có lẽ chẳng giống ai. Những người vừa chết đó thường là dân nghèo, những người cả đời cũng không đủ sức đi hết những miền đất tuyệt vời của quê hương ḿnh. Hôm nay họ đi rồi, vẫn chưa kịp biết được quê hương ḿnh kỳ vĩ, cẩm tú đến mức nào. Nghĩ chừng đó thôi, tôi cứ nghe ngậm ngùi nao nao. 

Tôi lại có lúc ngậm ngùi khó tả khi nh́n thấy ở đâu đó những ông cụ bà lăo lọm khọm trên đường, hay ngồi đờ đẫn trước một hiên nhà nào đó với ánh mắt vô hồn đang dơi nh́n tận đâu. Họ bây giờ đă mất gần hết cái mà người ta gọi là trí nhớ. Họ hồn nhiên như trẻ con, thơ ngây tin cậy và hờn giận ngây ngô. Họ không c̣n nhớ ǵ những cuộc hẹn dưới khóm trúc bờ ao đêm trăng năm nào, họ quên mất những ngày mưa ngồi bó gối trông ra bờ đất đầu làng mong ngóng một người quen. Quên hết, quên sạch. Tôi bồi hồi tưởng tượng nếu mấy chục năm trước biết được hôm nay hai đứa đều sẽ như vậy, chẳng biết đôi t́nh nhân ngày ấy đă nghĩ ǵ. Vậy rồi tôi cũng buồn nhè nhẹ... 

Tôi lại có lúc ngậm ngùi khi nh́n thấy một người nghe đâu đang bị phản bội mà không hay biết, vẫn cứ một dạ sắt son với người t́nh phụ như đứa bé con tin mẹ. Dẫu đó là chuyện của thiên hạ, tôi cứ ngai ngái một nỗi lo vô duyên. Trời ơi, nếu một ngày chuyện vỡ lỡ ra th́ sao chứ. Thương người này, nhưng tôi không biết phải trách người kia ra làm sao. Ai có yêu th́ biết mà. Nếu con người ta làm ǵ cũng bằng sự khôn ngoan hữu lư th́ trên đời làm sao có chuyện yêu đương chứ. Trong A-tỳ-đàm cũng nói, ngay trong cái thương hay thích bao giờ cũng có cái ngu đi kèm như trầu với vôi. Vậy rồi tôi chỉ c̣n biết ngậm ngùi ngó theo một cuộc t́nh đă không c̣n ǵ trước khi bị mất. 

Có lẽ tôi nghèo, nên cứ bâng khuâng mỗi khi nghe thấy đâu đó những tṛ chơi vung tiền của mấy người dư dả, giữa khi trong khắp thiên hạ có những sức sống tuyệt đẹp, lại đang thoi thóp chỉ v́ không có nổi một khả năng cơm áo tối thiểu để có thể sống cho ra phận người. Hồi c̣n bên nhà, nhất là những khi ngồi trên đ̣ xe, tôi không bao giờ quên nổi ánh mắt thèm thuồng của những đứa bé nhà nghèo nh́n mấy đứa khác cùng trang lứa đang gặm một miếng bánh hay que kem, mà nó biết là mẹ ḿnh không mua nổi cho con. Ông Bill Gates từng nói là cuộc đời vốn không bao giờ có chuyện công bằng, hăy ghi nhớ điều đó để không so đo buồn tủi. Tôi tin Phật nên không đồng ư câu nói đó trăm phần trăm, nghĩa là tôi không nghĩ rằng cuộc đời bất công, nhưng mục đích của câu nói đó th́ tôi chịu lắm. Bởi cứ đ̣i hỏi công bằng th́ không ai sống nổi đâu. Buồn chết! 

Một thiền sư Nhật Bản trên đường hoằng pháp qua các châu lục đă ghé ngang Hoa Kỳ, và khi được các phóng viên hỏi ngài có ấn tượng nào sâu sắc nhất khi tận mắt nh́n thấy đủ thứ ở các nước mà ngài dừng chân. Sau một giây ngẫm nghĩ, vị thiền sư đăm chiêu: “Ở đâu th́ cũng chỉ có vậy thôi, điều làm tôi ngạc nhiên là ai cũng biết sống chết là chuyện bất trắc nhưng cứ thích nghĩ chuyện lâu bền chắc chắn”. Với tôi h́nh như đó cũng là chuyện để ngậm ngùi. Nhiều lúc cầm mấy món đồ nhỏ xíu như cái đồng hồ, bút máy, hay chỉ một chiếc kim băng mà cứ bâng khuâng vớ vẩn. Nếu không bị ai đó cố t́nh phá hủy th́ chắc chắn mấy món đồ cỏn con này sẽ tồn tại trên đời này lâu hơn cả tôi. Nhất khoảnh điền thiên niên vạn chủ. Có dịp ghé thăm mấy tiệm bán đồ xưa (antique) th́ nỗi ngậm ngùi đó càng sâu. Nhiều món ở đó dễ chừng đă trăm năm, biết đă qua tay mấy đời chủ nhân, bây giờ được bày bán ở đó để chờ đợi một người chủ mới. Những ǵ bây giờ tôi thương thích nhất, mai mốt không biết về tay ai. Mai mốt ở đây có thể là vài ngày nữa, vài tháng nữa, vài năm nữa hay vài chục năm nữa. Nói tới đây tôi lại muốn lạc đề một chút về cái gọi là những giá trị trong cơi phù vân này. Nhiều khi một món đồ có chứa một giá trị kỷ niệm ghê gớm đối với người này, nhưng với người khác th́ chuyện đó chẳng có nghĩa lư ǵ hết. Mọi giá trị của một món đồ h́nh như chỉ là chuyện ước lệ, chỉ được áp đặt gán ép một cách tương đối. Thế là những ǵ tôi nâng niu hôm nay, biết đâu mai kia chỉ là một thứ phế thải trong mắt người khác. Như tôi yêu em, xem em là một nửa đời ḿnh, và suốt kiếp chỉ có thể là gă Tiêu Lang đứng mồ côi cuối đường nh́n theo dáng em mà hoài vọng. Vậy mà em lại thuộc về một người khác, nhưng chẳng là ǵ trong mắt người ta, bị lăng quên lăn lóc mà vẫn một đời chờ đợi một phút đoái hoài. C̣n tấm t́nh tôi th́ em không thèm ngó tới một lần. Đời sống luôn đầy ắp những bi kịch kiểu vậy. Nghĩ đến đó ai lại không ngậm ngùi chứ! 

Đă bảo những khổ đau bi hận của cuộc trầm luân là nhiều như cát trong sa mạc, nếu đem chất lại thành đống cũng đủ để làm nên một ngọn t́nh sầu chứ chẳng chơi. Chẳng qua v́ ham chơi, v́ tất bật hay lại v́ trót sống thơ ngây nên người đời không nh́n thấy ra cái nỗi trầm oan đó. Từ mọi lănh vực chính trị, tôn giáo, văn hóa, xă hội, rồi th́ cả khoa học, ngó kỹ đâu cũng cơ man là những chuyện buồn. Chợt nhớ một câu ngắn trong hồi kư của nhà thơ Tản Đà mươi năm trước: Cái tội lớn nhất trong đời chính là lợi dụng niềm tin của người khác vào mục đích tư lợi của ḿnh. Ngẫm kỹ, câu nói đó sâu sắc kinh khủng. 

Về chính trị, bao kẻ biết chủ nghĩa ḿnh đang theo là tầm bậy, sai lầm, nhưng v́ quyền lợi bản thân mà t́m mọi cách nhồi sọ những người thơ ngây, suốt bao thế hệ, để thiên hạ đời đời làm trâu ngựa cho ḿnh. Và kẻ bị lợi dụng lại cứ tưởng ḿnh là con cưng, là kẻ được ban ân sủng nên chung thân cúc cung tận tụy chẳng dám hồ nghi, rồi th́ chính ḿnh đánh mất kiếp đời tự do theo một kiểu tôi đ̣i tự nguyện mà không hay. Đó cũng là cái để người biết chuyện phải ngậm ngùi. 

Về tôn giáo, bao người v́ mong được mấy chữ tôn sư, giáo chủ ǵ đó mà không ngần ngại dẫn đưa thiên hạ vào mê lộ. Thiên hạ mỗi người đều có những thao thức, trăn trở nhức nhối nên ai hiểu được nhu cầu tinh thần đó th́ tha hồ bày vẽ, thế là chỉ cần đầu hôm sớm mai là đă thành chỗ dựa cho một góc nhân gian. Hành tinh này từ mấy ngàn năm qua đă oằn ḿnh mà chứa bao thứ giáo điều rác rưởi kiểu đó. Cái đau đớn là danh lợi của kẻ giáo chủ kia nhiều lắm cũng chỉ một đời, mà cái di hại cho hậu nhân th́ muôn kiếp c̣n hoài như một vết thương ngày càng lở lói. Lúc b́nh tâm ngẫm ra chuyện đó, ai lại chẳng một phen ngậm ngùi. 

Về khoa học, ai cũng tưởng đó là lănh vực sạch sẽ khả tín nhất trên đời, nhưng có mấy người ngờ được rằng cái gọi là khoa học đó cũng vẫn là sân chơi của biết bao thứ quyền lực ám muội. Tôi học dốt, chỉ biết rằng có vô số những đầu óc kiệt xuất – thay v́ chuyên tâm phát minh những ǵ cần thiết cho hạnh phúc chúng sinh, th́ lại chỉ cúi đầu nhận lấy những cái đơn đặt hàng có nội dung chết người. Họ là những người giữ độc quyền lên tiếng về cái gọi là những kết quả khoa học, nay nói cái này có lợi, mai nói món kia có hại. Rồi th́ một ngày vỡ lẽ ra, đó là ư muốn của mấy tay tài phiệt! 

Biết được chút chuyện đời, mỗi lần xem đài, đọc báo thấy người ta quảng cáo một sản phẩm nào đó hấp dẫn, hay khi bị bệnh phải uống một viên thuốc tây, hoặc lúc rỗi rảnh ngồi đọc đâu đó dăm bài viết của thiên hạ, tôi cứ ngậm ngùi: Chẳng biết cái nào trong mấy thứ này là thật sự vô hại! 

Từ đó, nếu mai này có người cắc cớ hỏi tôi làm sao có thể giải thích ngắn gọn về cái gọi là Khổ Đế trong đạo Phật nguyên thủy, có lẽ tôi c̣n có thêm một cách nói rất thời thượng rằng: “Cuộc trầm luân có ra sao th́ cũng chỉ là một ngọn t́nh sầu!”

     

 

Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home