NGỒI GIỮA MÙA THU NHỚ LÁ VÀNG

Toại Khanh

 

Tôi dĩ nhiên cũng có một thời tuổi trẻ, giai đoạn đ̣i hỏi ǵ cũng phải ṣng phẳng, rơ ràng: Vui buồn, thương ghét, gần, xa,…và mỗi thứ trong đó xô tôi về từng góc riêng của những tâm cảnh hỷ nộ, ái ố. Rồi th́ tuổi đời chồng chất, cộng thêm những hoàn cảnh sống đặc biệt, dần dần tôi nhận ra những thay đổi rất tự nhiên trong ḷng ḿnh. Chúng như những khúc quanh phải có trên một cuộc đi dài, và đôi khi là những lối thoát cần thiết cho từng bế tắc. Những lúc đó, từng ranh giới biện biệt vẫn khiến tôi cực ḷng trước giờ bỗng nhạt nhoà rồi biến ảo thật đẹp mắt, đến mức khó ngờ.

Một trong những bước đi ấn tượng nhất mà tôi c̣n nhớ được là một ngày bỗng nhiên buột miệng đọc suông bài thơ Xóm Ngự Viên của thi sĩ Nguyễn Bính và rồi cùng lúc bắt gặp một bài Hài-Cú của Basho. Như cách nói của người Nhật, tôi đă một thoáng Satori (bừng tỉnh). Bài thơ của ông Nguyễn Bính dài lắm, nhưng tôi đặc biệt nhớ hoài hai câu cuối cùng:
Hôm nay có một người du khách
Ở ngự viên, mà nhớ ngự viên !

Thật kỳ lạ, tám thế kỷ trước, nhà thơ Basho của Nhật cũng từng có một cảm niệm tương tự thế. Như một tao ngộ từ hai cực thời gian. Ở đây tôi dùng bản dịch của Robert Hass (trong The Essential Haiku):
Even in Kyoto
Hearing the cuckoo’s cry
I long for Kyoto

Đang ở Kyoto
Nghe tiếng chim gù
Mà nhớ Kyoto !

Th́ ra khái niệm xa gần chỉ là của giả. Trong tâm tưởng chúng ta, một khuôn mặt bên cạnh hay ngoài ngàn trùng thật ra vẫn luôn giống hệt nhau về khoảng cách. Độc giả làm ơn nhắm mắt lại để kiểm nhận câu nói này của tôi xem đúng hay sai. Trong mắt ta, có thể có xa với gần. Nhưng trong tâm tưởng, gần xa là một. Lúc này đến cả thời gian cũng không là thật. Đó là lư do v́ sao trong A-Tỳ-Đàm nguyên thủy thời gian và không gian chỉ được xem là những khái niệm Thi Thiết giả lập, không có thực tướng. Người học Phật hôm nay có thể nh́n thấy đức Phật với ba mươi hai hảo tướng, thấy cả những khổ quỷ dạ-xoa kỳ h́nh dị tướng một bụng sân si, mà không cần đến khả năng thiên nhăn của một người chứng đắc thiền định. Ở đây tôi tuyệt không phủ nhận giá trị của pháp môn Chỉ Tịnh (samatha), cũng không phải đề nghị độc giả sống mộng mị ảo tưởng, một điều đối lập với trí tuệ quán chiếu (vipassanà). Tôi chỉ đang lạm bàn về một khía cạnh của A-Tỳ-Đàm.

Đêm qua một người quen email cho tôi bảo rằng họ cứ thấy bực ḿnh khi thiên hạ cứ bắt chước thiền sư kêu gọi sống trong hiện tại khi mà cuộc sống trước mắt buồn khủng khiếp. Nhớ lại, đó cũng là một nổi riêng của tôi. Tôi đă quá hăi với những câu nói đă vào khuôn mẫu, như Hăy Vui Với Giây Phút Hiện Tại hoặc những chữ Thiền, Đạo, Tỉnh Thức, Quán Chiếu được sử dụng tràn lan bừa băi như một thứ thời thượng. Tôi nghĩ rằng dù từ lập trường nào, thiên hạ có lẽ cũng nên bắt đầu hành tŕ lời Phật từ những bài vỡ ḷng về những vấn đề căn bản. Chẵng hạn Hữu Bộ có 75 pháp, Duy Thức có 100 pháp, Thượng Toạ Bộ có 84 (Niết-Bàn, 1 Tâm Vương, 52 Tâm Sở, 28 Sắc pháp, 2 Thi Thiết). Trong một bài viết lăng đăng mù sương thế này lại nhắc đến những quy tắc khô khan kiểu đó h́nh như không phải chỗ. Nhưng không hiểu được Kiếm Tông, Khí Tông là ǵ th́ vơ học Hoa Sơn sẽ kết thúc xót xa trong tay một quân tử kiếm kiểu Nhạc Bất Quần!

Xin nhắc lại, tôi đang lạm bàn về một chuyện nhỏ trong A-Tỳ-Đàm, cộng thêm cái email hiu hắt kia, nên tôi phải nghiêm túc xác định rằng cuộc chơi nào cũng phải có luật. Tôi đang nói đến tính tương đối của hai thứ Thời Không bằng cách nói lai rai của một người gần bạc tóc vẫn ham chơi. Và giờ th́ xin quay lại với mấy câu thơ của hai thi sĩ đă nhắc ở trên với một khẩu quyết căn bản là muốn rong chơi trên những cành lá hăy t́m về nguồn gốc trước đă. Nói vậy cũng có nghĩa là muốn thấy cái như thực th́ phải hiểu ra cái ǵ là ảo hoá, và thấy được cái ǵ là ảo hoá th́ mới thấy ra được cái như thực.

Thấy được tính ảo hoá trong những cái ḿnh vẫn cho là thật, chắc chắn ta được an lạc hơn nhiều. V́ hiểu chúng chỉ là những thứ tương đối, áp lực trong ta không c̣n là chuyện bắt buộc nữa. Đó chính là lư do của bài viết này.

Độc giả có thấy khó chịu khi tôi nói rằng theo những ǵ vừa viết ở trên th́ chưa bao giờ có một cuộc chia tay hay gặp gỡ nào đúng như ta vẫn tưởng. Dẩu có đứng cạnh nhau hay cách nhau nửa ṿng trái đất th́ khoảng cách của đôi bên vẫn là vấn đề tâm lư mà thôi. Anh phải nghĩ đến tôi trước đă. Trong tâm tưởng của anh không có tôi th́ coi như tôi đă là người khuất mặt. Đó là lư do v́ sao có người đứng giữa ngự viên mà than nhớ ngự viên, ngồi giữa ḷng phố Kyoto mà bảo rằng nhớ Kyoto. Ngự viên hay Kyoto mà họ tưởng nhớ có thể là một dĩ văng. Tôi biết có độc giả muốn xăn tay áo nhảy vào giải thích với tôi như thế. Nhưng xin thưa, nếu hai nhà thơ kia có nghĩ về cái ngự viên hay Kyoto trước mặt th́ liệu có khoảng cách nào giữa hai cái xưa nay đó trong ḷng họ chứ !

Nó tồn tại v́ ta nghĩ đến nó. Nên nếu bây giờ tôi có ngồi giữa một trời thu mà nghĩ về những chiếc lá vàng năm cũ hay những chiếc lá vàng đang rơi đầy trước mặt th́ trong ḷng tôi trước sau chỉ có một khoảng cách. Vậy th́ những khái niệm cô đơn hay gặp gỡ h́nh như lại cũng là những thứ ởm ờ không thật có giữa nhân gian.

Sáng nay tôi ra thùng thư trước nhà và rồi thấy thêm một mảnh giấy thông báo t́m người mất tích. Một câu chữ thiệt ngắn bên trên mấy bức ảnh người cứ làm tôi suy nghĩ: Have You Seen Us (bạn có từng thấy qua chúng tôi ?). Một câu hỏi có ư nghĩa sâu thẳm như một công án, hiểu sao cũng có thể giác ngộ. Bởi như đă thưa ở trên, chúng ta chưa từng gặp gỡ hay ly biệt, gần hay xa chỉ là một cách nói, và như vậy trên đời làm ǵ có sự mất tích của ai đó. Có chăng là trường hợp chữ Mất Tích được dùng để gọi một người sống phóng dật không tự biết ḿnh là ai hoặc để gọi một vị đă Niết-Bàn. Họ đích thực là những người Mất Tích đúng nghĩa nhất. Nhưng nói cho vui vậy thôi, mai kia tôi có đăng trí đi lạc và cảnh sát đăng tin t́m người th́ quư độc giả cũng làm ơn thực tế một chút, nghĩa là có gặp tôi th́ gọi giùm cảnh sát. Quư vị cứ lo ngồi đó quán chiếu th́ chỉ tội cho cái thân già của tôi phải ngũ dưới gầm cầu theo kiểu ngũ dưới hải đăng ngày trẻ!

 

 

 

BACK

 

Home