Tôi biết Thượng tọa hồi tôi c̣n bé tẹo,
vào khoảng năm 1980, lúc tôi c̣n sống trong rừng B́nh Sơn (Long Thành),
và theo lời đồn đại th́ từ thời cư sĩ, Thượng toạ đă là một trong vài ba
cư sĩ thâm hậu có hạng về giáo lư A-Tỳ-Đàm. Sau này tôi chẳng ngờ có dịp
sống gần Thượng toạ một thời gian. Lúc đó h́nh như chừng năm 1988, hay
1989 chi đó. Chúng tôi gặp lại ở chùa Lá Giang, gần tổng kho Long B́nh.
Có một kỷ niệm thiệt đẹp mà có lẽ bây giờ thượng toạ vẫn chưa quên.
Trong vài tháng sống gần đó, tôi đă xin học riêng với thượng toạ phần
Duyên Hệ của A-Tỳ-Đàm, tức học về 24 duyên trong bộ Phát-Thú của tạng A-Tỳ-Đàm
thay v́ chỉ là 4 duyên như bên Duy Thức (Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Tăng
Thượng Duyên và Đẳng Vô Gián Duyên). Lớp học chỉ có hai thầy tṛ: Thượng
toạ và tôi. Nhớ có hôm đang học, trời nóng như thiêu, chúng tôi đă giải
khát bằng thứ nước vừa quay từ cái giếng bếp đă cạn đến đáy, đục như
nước vo cơm. Vậy mà mỗi người cũng nốc một tô đầy…
Thượng toạ xuất thân con nhà binh, ǵ cũng ngắn gọn và dứt khoát, nhưng
sống gần thượng toạ lâu ngày sẽ hiểu được cái ǵ là t́nh đồng đội. Lính
mà. Dễ ăn, dễ ngủ, điều kiện sống ra sao Thượng toạ cũng hề hà như một
người lính phong trần. Từ thời cư sĩ, Thượng toạ nổi tiếng giỏi vơ, giỏi
toán, bậc thầy về cờ tướng, học ǵ cũng mau. Có lần ṭ ṃ, Thượng toạ
đọc chơi sách phong thủy và tử vi, chỉ trong mấy tháng đă có thể tróc
huyệt và chấm tử vi bằng cách bấm tay như một người khổ học mươi năm. Có
người xin học, Thượng toạ cười x̣a. Gặp tôi th́ nên hỏi học A-Tỳ-Đàm,
lộn chỗ rồi. Nhớ lại mà thương. Hồi c̣n bên nhà, cứ gặp mặt Thượng tọa
là tôi nhớ nhà sư Huệ Đàn văn vơ song toàn trong Quán Chợ Đêm Khuya, một
tiểu thuyết vơ hiệp của Việt Nam.
Bẵng đi mấy năm, vào khoảng sau năm 1990, t́nh h́nh trong nước tương đối
dễ thở một chút, tôi chợt nghe tin Thượng toạ đă cùng vài ba huynh đệ
trang lứa thực hiện một chuyến giang hồ vặt từ Nam ra Trung rồi cả miền
Bắc. Hành trang mỗi người chỉ là một b́nh bát, và trên chuyến đi có lúc
phải ngủ ngoài trời. Cả bốn vị đều là những giảng sư uyên bác, nhưng
bỗng nhiên cùng muốn im lặng để được đi, để thấy đạo không qua chữ nghĩa
mà là những bước đi rất thực trên đường với biết bao ma chướng ly kỳ.
Tôi đă không có duyên tháp tùng trong chuyến đi đặc biệt đó, nhưng ḷng
cứ thầm mong trong đời tu của ḿnh ít nhất cũng có vài cơ hội góp mặt
trong những cuộc đi kiểu đó để biết được phong vị độc đáo của cái gọi là
hành cước du phương mà tưởng chừng chỉ có trong thời Phật từ mấy ngàn
năm trước. Sau này lưu lạc xứ người, những lúc ngồi nhớ lại chuyện cũ
bên nhà, tôi cứ thầm nguyện một cơ hội bằng vàng để tất cả huynh đệ ngày
xưa cùng nhau tái ngộ trong một cuộc pháp du bên xứ Phật rồi nếu trời
thương, là thêm một chuyến sang Tàu cho thoả mộng b́nh sinh. Cơ duyên
mỗi thời mỗi khác, chúng tôi bây giờ biết đâu lại có thể ước mơ chuyện
đó…
Trước ngày xa quê ít lâu, nghe tin
Thượng toạ đă được mời về làm trụ tŕ để trùng hưng một ngôi chùa trên
núi Lớn ở Vũng Tàu đă hoang phế từ lâu. Tiếng là hoang phế nhưng theo
tôi, đó là một trong những ngôi chùa thơ mộng bậc nhất của Phật giáo
Nguyên Thuỷ Việt Nam. Khách xa có thể về chùa bằng xe hơi qua một sơn
đạo thơ mộng chạy ngang Dinh Ông Thượng (Tây xưa gọi là Villa de Blanc,
chỗ an trí và nghỉ ngơi cho các vua cuối cùng của nhà Nguyễn). Chánh
điện của chùa nhỏ xíu như một cái am trêm núi Cấm, sau chùa có gốc Bồ Đề
cổ thụ khá cổ quái. Nhưng cái độc đáo hạng nhất của chùa chính là những
liêu pḥng cất bên triền núi. Liêu nào cũng đơn giản với tường gạch và
tôn xi-măng, nhưng đều có một sân nhỏ ngó xuống biển Băi Trước xanh ngắt
một cơi trùng khơi. Từ chùa xuống biển có một con đường bậc thang dài
hun hút làm từ trước năm 1975. Khách theo lối này xuống biển sẽ có dịp
đi ngang qua một lô-cốt thời Pháp mà có thời là Tu Viện Chơn Không của
Hoà thượng Thiền sư Thích Thanh Từ. Đúng là một cơi nhớ!
Năm 1986, ở tuổi chớm lớn, tôi từng ngồi một ḿnh ở sân trước một liêu
pḥng ở đây mà ngó mông ra biển…buồn muốn khóc. Lúc đó là mùa mưa, một
người quen của tôi vừa xuống tàu vượt biển cách đó vài hôm. Tôi nhớ họ
bằng một cảm giác thật lạ lùng mà sau này mới biết là có ít nhất hai
người đă dùng cảm giác đó để làm thơ và gọi người ta là chị. Đó là chị
trong Lá Diêu Bông của ông Hoàng Cầm và nhân vật chị khá bí ẩn của nhà
thơ Nguyễn Bính.
Thượng toạ đă về làm phương trượng một nơi chốn huyền hoặc như thế. Và
một vài hạnh tu đáng quư của Thượng toạ là biên soạn và ấn tống kinh
sách. Bao nhiêu tài chánh có được từ việc bán sách lại được Thượng toạ
cúng dường cho các chùa nghèo hơn chùa ḿnh. Tôi phải mang ơn Thượng toạ
khi nhờ Thượng toạ mà tôi vững tin rằng chẳng có gương lành nào là
chuyện chỉ có trong cổ tích. Sau này có người quen về thăm Việt Nam, tôi
vẫn giới thiệu họ về chùa thượng toạ với một kiểu quảng cáo nửa đùa nửa
thật: Tiện như khách sạn, thơ mộng như cơi tiên, thanh tịnh như chùa,
cao như núi và hoàn toàn miễn phí. Và điểm đặc biệt là hành giả tu Tứ
Niệm Xứ có thể yên tâm khi ở trọ tu thiền vài hôm bên cạnh một học giả
A-Tỳ-Đàm thâm hậu. Tôi không hề cường điệu tí nào trong lời mời chào ấy.
Ở những kiểng chùa nguy nga như Ngọc Bích, Niết Bàn ở Băi Dứa hay Thích
Ca Phật Đài ở Núi Nhỏ không sao có được những đặc điểm mà tôi vừa kể.
Bởi tất thảy đều sang trọng và xa lạ với những người yêu cơi tịnh…
Năy giờ, tôi vừa kể lại một phần hồi
ức của tôi về một nhân cách đặc biệt, một gương sống, một hạnh tu đáng
lưu tâm, và về một cảnh chùa nên ghé. Mọi chi tiết đều là chuyện thật.
Tôi vừa nhắc đến Thượng toạ Chánh Minh ở chùa Bồ Đề trên núi Lớn ở Vũng
Tàu. Có điều đáng buồn là ngôi chùa núi vừa kể ở trên, sau cơn băo
Durian vừa rồi đă gần như mất dấu. Vị sơn tăng trụ tŕ bây giờ biết làm
ǵ để khôi phục mọi thứ hay lại một bát du phương như ngày cũ. Tôi tin
Thượng toạ không phải là người gặp khó th́ buông xuôi, nhưng nếu chướng
duyên lớn quá, ai biết được thượng toạ lại trực nhập cảnh giới Tỳ Đàm
Tam Muội để an trú Vô Tướng Giải Thoát và quán chiếu rằng đạo tràng miên
viễn thiên thu bao giờ cũng là cảnh giới nội tại, để rồi một bóng rời
non theo đời mây ngàn hạc nội… Và như thế mai này khách viễn phương về
thăm Vũng Tàu rơ ràng đă mất đi một địa chỉ khó t́m ở đâu…
FL mùa đông 2006
TOẠI KHANH