Dựng

Toại Khanh

 

Trong tiếng Anh có nhiều tĩnh từ (adjective) để diễn tả một món đồ không c̣n mới, chẳng hạn mấy chữ antique (đồ cổ), vintage (đồ lâu năm), old (đồ cũ), used (đă bị dùng qua), pre-owned (đă qua một đời chủ) hay second-hand (đồ sang tay). Có thứ đă hơn trăm tuổi, nhưng thiên hạ đều thầm hiểu nó sẽ càng giá trị nếu càng kéo dài thời gian. Ngược lại, có thứ chỉ mới được dùng qua một lần th́ chỉ c̣n lại một phần mười, một phần trăm giá trị ban đầu hoặc thậm chí muốn vất đi c̣n phải trả tiền cho người thu dọn.

Là một kẻ ngoại đạo trong làng cổ vật, tôi chỉ hiểu đại khái rằng khái niệm vô dụng hay vô giá nằm trong hai nền tảng: Hoặc những mặc ước của con người, hay tự thân món đồ có một giá trị nội tại. Một vật được làm từ chất liệu quư hiếm th́ lúc nào cũng đáng tiền, và nhiều khi giá trị của một món đồ lại lệ thuộc vào vài yếu tố thuộc tinh thần như lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Nhưng nói gọn lại th́ một món đồ cũ phải có một trong hai tiêu chuẩn vừa kể th́ mới đáng được thiên hạ lưu tâm ǵn giữ, bằng không th́ nó chỉ là của nợ.

Trong mấy ngày rong chơi ở Trung Quốc tháng rồi, tôi đă có dịp đến viếng hai khu lăng mộ của Triệu Đà, Tần Thủy Hoàng và cả Hoa Thanh Cung của Đường Minh Hoàng. Nh́n những viên ngói, ḥn gạch được bảo quản trân trọng như châu báu, những hố đất có mái che và rào chắn cẩn thận, tôi cứ bần thần với những suy tư không biết nói với ai. Tôi đă nhớ đến những khu nhà ổ chuột cũ kỹ mà chính phủ nước nào cũng t́m mọi cách để xóa sổ không thương tiếc, càng nhanh càng tốt. Vậy mà có những nơi chốn c̣n cũ kỹ gấp chục lần lại được người ta đổ ra khối tiền để lưu giữ. Nhiều khi số tài lực, nhân lực và thời gian bỏ ra cho một cuộc bảo tồn như vậy đủ để làm nên năm bảy công tŕnh lớn và đẹp gấp bội. Nhưng v́ sao lại có chuyện xem chừng rất đỗi kỳ cục ấy? Bởi một lẽ đơn giản là bản thân những công tŕnh được trùng tu ấy tự có những giá trị không thể thay thế bằng mấy thứ vàng son thời thượng.

Ngó đồ vật, rồi lại nhớ thiên hạ và bao chuyện khác trong đời. Có biết bao người và vật tồn tại trong niềm trân quư nâng niu của người đời và biến mất trong sự tiếc nuối đau ḷng của khắp thiên hạ. Tôi chỉ đọc sách mà biết đôi điều về cái nghiên mực Tức Mặc hầu của vua Tự Đức, hay cái ấn vàng của vua Bảo Đại mà đến giờ ḷng vẫn c̣n thấy tiếc. Trong khi đó có khối thứ trong nhà mỗi lần vất hết ra thùng rác tôi thấy khỏe cả người, mát cả ruột. V́ chúng là rác.

Tôi nhớ có đọc ở đâu đó rằng có nhiều người chỉ tồn tại chứ không phải sống, có nhiều người chỉ có già mà không có trưởng thành, có những cái chết chỉ là sự biến mất khỏi nhân gian chứ không phải là sự mất mát cho nhân gian và có những thói quen chỉ là cố tật lâu ngày chứ không phải thứ đức tánh được hàm dưỡng. Từ đó mà suy, giá trị một kiếp sống tùy thuộc vào những ǵ nó mang lại cho cuộc đời trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Thiên hạ sẽ trùng tu, phục dựng, tái hiện và trân tàng những ǵ có lợi cho họ về mặt này hay mặt khác. Họ sẽ tàn nhẫn lăng quên những thứ vô bổ vô dụng. Theo tôi nghĩ, thái độ sùng kính của người đời đối với cổ nhân hiền thánh ngẫm kỹ là v́ lợi ích của người đời sau chứ không phải đơn giản là ḷng tri ân hay sùng thiện. Người ta thờ Phật v́ nghĩ đến lợi ích của chính ḿnh. Phật được thờ kính mấy ngh́n năm qua trên khắp mọi miền đất chỉ v́ một lẽ là lời Ngài giúp đời bớt khổ. Kể cả một người tu hành bê bối đến mấy, chỉ cần chút chiêm nghiệm đàng hoàng cũng thấy Phật là lối về. Thế là chùa chiền, chuông tượng, kinh điển xuất hiện để cùng nhắc nhở thiên hạ về đức Phật. Ngài đă đi xa từ mấy ngàn năm trước mà nay vẫn c̣n mới nguyên trong ḷng bao người. Nếu có bị xem là xưa cũ, th́ h́nh bóng và lời dạy của Ngài vẫn cứ là những món cổ ngoạn không cần làm mới bằng những việc hiện đại hóa lợi bất cập hại.

Hôm đó ở Tây An, đứng nh́n mấy ngàn bức tượng đất của đám lính hầu vua Tần, tôi đă nghĩ đến bao chuyện. Nếu lúc đó có ai hỏi tôi tu hành là phải làm ǵ, tôi sẽ nói rằng tu hành là làm sao trong ḷng ḿnh có được những giá trị lớn dần theo thời gian, là làm sao để càng nhiều tuổi đời người ta càng có nhiều thứ để thiên hạ nhờ cậy, thậm chí lợi dụng, là từng ngày trở thành đồ cổ chứ không phải đồ cũ. Bởi ngẫm kỹ th́ toàn bộ lịch sử văn minh của nhân loại chỉ nhắm đến hai mục đích: Tạo ra hay giữ lại cái hữu ích và hủy bỏ xóa sổ những ǵ không thật sự cần thiết. Từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, tha thứ… là những thứ khiến người ta trở thành vô giá theo tháng rộng ngày dài. Tất thảy những thứ ích kỷ, thành kiến, đố kỵ, ngu muội, tham lam… chỉ làm người ta già đi và cũ kỹ như những món đồ đang chờ ngày ra băi rác.

Từ đó, chút suy tư tôi muốn nhắn gửi trong bài viết này, là hăy phân biệt ǵ là đồ cổ và ǵ là đồ cũ, hăy ghi nhớ cái ǵ đă làm nên giá trị cho những thứ xưa cũ; và sau cùng, là hăy trở thành một món cổ ngoạn thay v́ chỉ sưu tập cổ ngoạn.

Tây An, Đôn Hoàng, Lệ Giang từ đó đă thành ra những bài học lớn cho những du khách biết chơi đồ cổ một cách minh triết.

Ô hay, lại nhớ chúng nữa rồi, những miền đất tôi đă một lần đi qua với trái tim bỏ lại chẳng nhớ mang về.

 

Cập nhật 18-10-2018

 

 

BACK

 

Home