Lá Chúc Thư Dưới Nền Cổ Tháp
Toại Khanh
Chùa Túc Châu ở Tế Nam là ngôi pháp vũ nổi tiếng một thời
với nhiều đời phương trượng chuyên tâm un đúc các thế hệ long tượng cho
Phật giáo Trung Hoa từ thời Thanh mạt. Nghe đâu ngoài một tờ thánh chỉ
sắc tứ, chùa c̣n lưu giữ không ít bút tích đề tặng của nhiều thân vương
Thanh triều cùng vô số danh sĩ thiên hạ đương thời. Trong thời buổi mà
đời sau miệt thị là phong kiến ấy, chốn già-lam thường là chỗ gặp gỡ của
các bậc nhân tài cao sĩ khắp triều dă. Một buổi xướng họa, vài tuần trà
hay chỉ một cuộc cờ ở đó rất có thể sẽ là khởi điểm cho một sự cố hay
biến chuyển nào đó về văn hóa hay thời cuộc trong thiên hạ. Chùa Túc
Châu từng là một điểm hẹn kiểu đó. Hoà thượng Vạn Khánh là phương trượng
đời mười bốn ở đây.
Một tấm lưng kḥm trên h́nh hài gầy guộc, y phục nâu ṣng
và chỉ dùng mỗi cây gậy trúc khẳng khiu để tới lui đây đó, không ít
người thoạt nh́n cứ ngỡ ḥa thượng là một lăo nông nào đó đến văng cảnh
chùa. Hiếm ai trong lần sơ ngộ có thể ngờ được cái sở học kinh người và
một đạo hạnh thâm hậu phía sau vẻ ngoài thô lậu thanh bần ấy. Mấy mươi
năm trước, ngài đă từ quan để đi tu với phương trượng chùa Túc Châu lúc
đó là đại lăo tăng Vạn Tường, tương truyền là một kỳ nhân có thể chỉ
uống nước lạnh suốt nhiều tháng trong mỗi lần tŕ tụng một bộ kinh nào
đó. Danh sư xuất cao đồ, học chúng Túc Châu không hiếm người măn phúc
kinh luân để thừa tài an bang tế thế.
Đầu thập niên 1940, t́nh h́nh chính trị Trung Quốc ngày
một phức tạp, xă hội cũng theo đó biến đổi tệ hại hơn. T́nh trạng sinh
hoạt của chùa Túc Châu dĩ nhiên cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo ḍng
thác thời cuộc. Tăng chúng ṭng học tại đây ngày một thưa thớt. Từ con
số trăm vị lúc cực thịnh xuống c̣n không được một nửa, vậy mà cũng phải
bữa cháo bữa rau. Rồi một ngày sau năm 1949, có ai đó ác tâm tố cáo chùa
chứa phản động, chính quyền ra tay truy xét thô bạo rồi giải tán toàn bộ
học chúng chùa Túc Châu. Bao nhiêu đồ đệ tinh anh thực học của hoà
thượng Vạn Khánh giờ chẳng c̣n ai. Ngài trở thành một ông từ già với hai
chú tiểu tóc đào giữa ngôi đại tự mênh mông. Chùa vắng như không người,
nhưng tai mắt công an vẫn ngày đêm lảng vảng. Thời gian trôi nhanh không
ngờ được. Khách văng lai thưa dần, rồi không c̣n ai về thăm Túc Châu
nữa. Tin tức ở đó ngày càng hiếm hoi. Một ngày mùa đông năm 1981 có vị
lăo tăng ghé lại Túc Châu xin ngủ nhờ qua đêm. Chùa chỉ c̣n hai sư bà
hom hem. Khu hậu viên ngổn ngang chuồng trại. Sau ngày giải phóng, chùa
Túc Châu có lúc được trưng dụng làm trại chăn nuôi gia súc. Sau một thời
gian chăn nuôi thất bại, chùa Túc Châu lại bị bỏ hoang rồi dần dà địa
phương cho mời hai sư bà từ một chùa khác sang trông nom nhang khói ở
đây. Từ sau lúc hoà thượng Vạn Khánh viên tịch, chẳng biết hai chú tiểu
hầu ngài đă trôi dạt về đâu.
-------------xx------------
Tiếp đăi vị lăo tăng như một khách quư, có lẽ phần nào
cũng do thấy ông cao tuổi, hai sư bà cung kính hướng dẫn ông đi thăm
quanh chùa và khi đi ngang ngôi tháp sau hậu viên, họ thản nhiên cho
biết trong đó là chỗ thờ di cốt vị phương trượng cuối cùng của chùa Túc
Châu. Vị lăo tăng ngỏ ư muốn được vào làm lễ, hai sư bà dĩ nhiên đồng ư.
Ḷng tháp chật hẹp, lại nặng mùi ẩm mốc. Ông ngậm ngùi nh́n lên một cái
bọc lụa màu đỏ đặt trên bệ thờ. Trong đó là chiếc tiểu sành đựng di cốt
của ḥa thượng Vạn Khánh. Một nhúm nhang đang cháy dở dang bên cạnh. Vị
lăo tăng đưa mắt nh́n quanh rồi khẽ giật ḿnh. Ông vừa đọc thấy hai hàng
chữ ngoằn ngoèo trên vách tháp. Cố giữ vẻ tự nhiên, ông chỉ tay lên vách
rồi từ tốn hỏi hai sư bà :
- Xin lỗi, chữ ǵ trên đó lem nhem quá, hai sư bà có thể
đọc cho nghe được không ạ ? Mắt tôi kém quá …
Hai người gật đầu :
- Chúng tôi có thấy, thưa thầy, nhưng không đọc được là
những chữ ǵ. Có lẽ chỉ là h́nh hí họa của ai đó tiện tay thôi ạ!
Nằm trằn trọc trong gian pḥng rộng thênh của sư phụ ngày
nào, Đại Chuyết cứ nghĩ măi đến hai ḍng chữ đọc được khi năy. Có lẽ cho
đến bây giờ thiên hạ vẫn chưa ai chú ư đến chúng. Hai sư bà không đọc
được chỉ do họ không thể ngờ đó là hai ḍng thảo tự được viết ngược.
Thảo tự của mỗi người hầu như đều có chỗ tùy tiện riêng tư, đă vậy nếu
bị viết ngược th́ càng mù mịt hơn. Ông đọc được chỉ v́ từ lúc c̣n là học
tăng, một vài huynh đệ đồng khóa của ông đă cùng nghĩ ra lối viết ấy để
xướng họa trong lúc giải trí. Những người đọc được kiểu lộng thư này dĩ
nhiên không nhiều. Hai ḍng chữ kia tiếp tục nhảy nhót trong óc ông như
một thách đố:
Đài thượng vô tục diệm
Tháp hạ hữu di thư
Câu một đúng là hoàn cảnh của học viện Túc Châu bây giờ.
Thế c̣n câu hai? Phải chăng sư phụ c̣n có điều muốn nhắn gửi? Ngài muốn
dặn ḍ điều ǵ, cho ai?
Sáng sớm hôm sau, ngay từ lúc sương mù c̣n chưa tan hết,
Đại Chuyết đă lặng lẽ cầm chiếc đèn pin lần ra ngôi tháp với một thanh
gỗ nhỏ trong tay. Sau một lúc chau mày quan sát, ông cúi người gơ nhẹ
xuống từng viên gạch dưới nền tháp. Đây rồi. Trong góc cùng của tháp có
một viên gạch không được trát vữa. Đại Chuyết giở nhẹ tấm gạch lên và
bất giác rùng ḿnh. Một cuộn giấy tṛn được phong kín bằng sáp nến nằm
khuất dưới lớp cát mỏng.
Xếp lại viên gạch vào chỗ cũ, Đại Chuyết quay về pḥng
rồi vặn lớn ngọn đèn. Gió sớm mùa đông vẫn lạnh như cắt da và thổi tràn
từng đợt qua khóm trúc lớn bên cửa sổ, thế mà ngồi trong pḥng, Đại
Chuyết cứ phải lấy tay áo thấm mồ hôi trán.
Bên trong lớp sáp kia đúng là lá thư của ngài Vạn Khánh.
Một lá thư dài, khá dài, và cũng là những ḍng thảo tự viết ngược, đầy
cả hai mặt giấy. “Chư đệ tử! Không muốn người ngoài đọc được lá thư này,
ta đành một lần khiến ḿnh chẳng giống ḿnh là sử dụng ám tự, dù đó chỉ
là kiểu lộng thư của huynh đệ các con. Ta không thể biết trước ai sẽ là
người t́m thấy lá thư, nhưng vẫn hi vọng đó sẽ là một người trong số các
con.
“Sự biến xảy đến với Túc Châu quá bất ngờ, khiến ta không
kịp có được một buổi uống trà cùng các con như vẫn mong mỏi, để bây giờ
phải ngồi một ḿnh mà nói với các con bằng mấy ḍng này. Muộn chăng? Có
c̣n kịp lúc nữa hay không, các túc đồ của ta? Ta cũng như các con, đều
là những người tay trắng. Cái duy nhất ta có thể để lại cho các con chỉ
là những thứ ta nhận được từ sư phụ ḿnh và đă lấy đó làm hành trang
trên đường đạo nghiệp. Ngày nào đọc được lá thư này của ta, có lẽ các
con sẽ hiểu rơ thêm v́ sao ngày xưa ta đă như quá vô tâm khi chọn cho
các con những pháp hiệu nghe qua có phần nghịch nhĩ: Bất Tài, Vô Đức, Vô
Năng, Vô Học, Vô Trí, Tiểu Mạn, Đại Chuyết… Chỉ một người duy nhất trong
số các con có được chữ Vạn của ḍng truyền pháp Túc Châu, đó là Vạn
Nhậm. Điều đó do đâu, ta sẽ nói ở sau. Chỉ nên biết, ai ta cũng thương
đồng đều hết. Và ngay trong việc đặt cho pháp hiệu cho từng người cũng
không hề có chút thiên vị. Chỉ có khổ tâm dụng ư mà thôi. Bây giờ các
con chẳng c̣n bên cạnh ta nữa, mấy ḍng tâm huyết này thay ánh mắt ta
dơi nh́n theo từng bước luân lạc của các con…
“Với Bất Tài, ngọn bút kinh nhân của học viện Túc Châu,
hăy luôn nhớ lời ta: Người thế gian c̣n biết nói lập thân tối hạ thị văn
chương, trong cửa đạo chữ nghĩa cũng chẳng qua là một trong nhiều phương
tiện hành hoạt. Đời kẻ cầm bút lắm khi bạc tựa kiếp tằm: Rút hết tinh
anh ghi chép chuyện đời để sau cùng người thương tâm tổn trí lại cũng
chính là ḿnh. Chỉ nên cầm bút khi không thể có chọn lựa nào khác, và
luôn biết được chỗ dừng để không mắc lỗi. Chép chuyện đời sao bằng ghi
chuyện ḿnh và ghi chuyện ḿnh sao hơn được việc lặng lẽ sửa ḿnh!
“Với Vô Đức, người nổi bật trong đám học tṛ của ta về
khả năng giám chúng, nên nhớ lời ta: Quản chúng ở tŕnh độ rốt ráo phải
được bắt đầu từ khả năng tự hoá, tự quản. Con sẽ là một phương trượng
mẫu mực khi biết tự khiêm để trở thành biển lớn dung chứa muôn sông.
Tăng tục bên con là người từ muôn phương sao tránh được những dị biệt.
Hăy quên ḿnh đi, để không một cá tính nào của người thiên hạ có thể làm
phiền ḷng con. Đào dưỡng và cưu mang các thế hệ tăng-già là trọng nhiệm
thiêng liêng nhất của nhà thiền. Lúc cần, hăy biết lăng quên tất cả
những ư niệm Lớn Nhỏ Bỉ Thử. Trong Phật môn không hề có việc người cai
trị và kẻ bị trị. Thử hỏi ai có quyền nghĩ những trưởng tử nào đó của
Như lai đang nằm dưới tay ḿnh? Những tục niệm như ghét thương, sở hữu
cũng cần được cảnh giác. Người xuất gia phải sống bằng ư niệm không nhà,
nếu không cẩn cẩn sẽ là tṛ cười thiên hạ khi bỏ nhà nhỏ rồi lại vào nhà
lớn. Bao dung, và xả kỷ là những điều căn cội cho sự nghiệp truyền đăng
của một phương trượng.
“Với Vô Năng, người chói ngời với phong phạm một giảng sư
quán chúng, hăy nhớ lời ta: Hiền thánh xưa nay có được khả năng lập ngôn
v́ đă qua được bước đầu lập hạnh. Bản hạnh vững vàng th́ ngữ ngôn tự
khắc có hấp lực. Tài hoa trên chót lưỡi đầu môi chỉ là tṛ chơi của một
sớm một chiều. Ngay đến người tập vơ trong dân gian cũng phải thành tựu
nội công mới mong có được chưỡng lực. Những bậc pháp khí đến cầu pháp sẽ
nh́n con ra sao hơn là nghe con nói ǵ. Đức Thích Tôn và các cao đồ của
ngài thuở trước đều dùng đủ cả thân giáo và ngôn giáo để độ sinh. Không
trang nghiêm được ḷng ḿnh, người nói pháp dễ mắc lỗi lầm, mà trong đó,
Tự Tán Hủy Tha là một điều đại kỵ của người sứ giả Như Lai, khiến tổn
giảm âm đức, đánh mất lư tưởng nối truyền huệ mạng.
“Với Vô Trí, một học tăng thừa tài kinh quốc, thân đắp
Phật y nhưng vẫn nặng ḷng với thế cuộc, hăy nhớ lời ta: Xót thương quần
sinh chính là bản hạnh của Bồ Tát, nhưng nên thương thế nào cho hợp cách
với một Sa Môn. Đừng bao giờ chọn cho ḿnh con đường dẫn đến tuyệt địa.
V́ lắm khi măi lo dấn thân bạt mạng mà tự mất lối về. Việc chưa xong mà
trước sau đều ngh́n trùng không bờ bến, chơi vơi giữa ḍng. Lại nữa, khả
năng kinh quyền cũng là một vốn liếng quan trọng cho con. Đến như việc
ôm bát khất thực để t́m một bữa ăn c̣n phải nói đến hai chữ Tùy Duyên
th́ kể chi đến chuyện an bang tế thế càng khó lắm thay. Kẻ làm tướng cầm
quân ra trận c̣n phải nhớ những điều cấm kỵ trong binh gia để tránh vong
mạng oan uổng th́ kẻ nuôi hạnh Bồ Đề càng phải thận trọng mươi lần.
Chúng ta thân gửi Không Môn mà ḷng chẳng quên thương đời, nhưng ḷng
dẩu có thương đời cũng nên nhớ thân đang tại Không Môn. Đến được rồi
cũng đi được, đó chính là bản lănh tự tại của một Bồ Tát giữa biễn lửa
tử sinh. Và tinh thần tự tại đó c̣n có một ư nghĩa quan trọng khác là Bồ
Tát chỉ luôn hành động bằng sự tự quyết thông qua ḷng đại bi và đại trí
của chính ḿnh, tuyệt không v́ tác động nào khác hay của bất cứ ai.
“Với Vô Học, người luôn xứng danh với ngoại hiệu Ṭng Lâm
Thủ Sách bằng sở kiến thâm viễn và ḷng cầu học vô bờ, hăy nhớ lời ta:
Mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi giữa vũ trụ bao la với kiếp sống
trăm năm vốn ngắn ngủi như một chớp mắt trên ḍng thời gian vô thủy vô
chung. Những điều có thể học được th́ nhiều như cát biển. Kiến thức của
người uyên thâm nhất thiên hạ nhiều lắm chỉ là một vốc cát biển, một nắm
lá rừng. Do đó cái chí yếu của việc học cốt nằm ở chỗ sở dụng mà thôi.
Mỗi cuộc b́nh sinh chỉ có một lư tưởng sống, người hiếu học đến mấy cũng
chỉ nên chọn lấy điều có thể ứng dụng cho lư tưởng sống đời ấy. Càng ham
vung vít nhăng cuội th́ sau cùng mọi sở tri có được chỉ là những thứ nửa
vời vô dụng. Hăy tùy sức mà học lấy những ǵ thực sự bao hàm được cả hai
ư nghĩa tự lợi và lợi tha. Ngoài ra tuyệt chẳng nên phí sức. Nên phân
biệt rơ điều ḿnh thích và cái ḿnh cần. Kiếp nhân sinh tựa phù vân nên
vốn không có đủ thời gian cho những đam mê vô bổ. Kẻ học đạo giải thoát
càng phải lưu tâm cảnh giác những sở tri chướng vốn ngăn ngại tuệ
nghiệp. Đôi khi chỉ v́ chút hư danh mà cam tâm vùi đầu làm mọt sách quên
tu há chẳng hoang phí thân người lắm ru!
“ Ta đặc biệt cho Vạn Nhậm cái pháp hiệu nghe ra đàng
hoàng nhất ấy cũng là có chỗ dụng ư. Hắn không sở đắc một biệt tài nào
xuất chúng, tất cả ở hắn chỉ ở mức Cần và Đủ. Sở trường duy nhất của hắn
là một tâm địa có thể dung ḥa mọi thứ, và có thể khởi hành ở mọi lĩnh
vực. Đó chẳng là bản lănh mà Khổng Phu Tử xưa đă tự nhận xét về ḿnh khi
so sánh với các đệ tử hay sao ? Dĩ nhiên trong một đại sự quan trọng Vạn
Nhậm tuyệt không thể không cậy nhờ đến từng người trong các con, và
ngược lại, các con có lẽ cũng rất cần đến một người giống hắn. Tương
duyên chính là mạch sống trong quan hệ sinh tồn của vạn pháp hữu vi.
Muôn duyên ḥa hợp nhau mà vận hành đồng bộ. Trong đó không có chính
thứ, trước sau, trên dưới, mạnh yếu theo chiều dọc v́ tất cả đều có cùng
cái giá trị của một mắt xích trong xâu chuỗi tương quan. Ta chỉ lo là
khi thiên hạ ai cũng muốn trở thành sao sáng th́ một người như Vạn Nhậm
quả là không dễ gặp. Ta may mắn có được một học tṛ như hắn, chỉ tiếc
hắn quá yểu mệnh. C̣n nhớ buổi chiều an táng hắn, ta đă đau xé ḷng như
ngày xưa đức Khổng đă khóc thương Nhan Hồi. Các con nên hănh diện v́ một
huynh đệ như hắn. Dù hôm nay hắn đă không c̣n nữa…
“C̣n nhiều, nhiều lắm. Có thể nói một trăm hai mươi học
tăng ở Túc Châu đều có sở trường. Trong mấy trang giấy này làm sao ta có
thể kể ra hết từng người. Nhưng chung quy lại, mỗi người trong số các
con có thể phần nào dựa theo ư nghĩa tên ḿnh mà đoán được dụng ư giáo
huấn của ta. Nên nhớ, hăy lấp đầy sở đoản và phát huy sở trường bằng một
khẩu quyết duy nhất: Vạn Pháp Do Duyên, Tùy Thời Tiến Thoái! “Ta viết lá
thư này khi các con đă ra đi ba năm mười một tháng. Viết khi tự biết
ḿnh không c̣n lại bao nhiêu thời gian. Viết mà không biết gửi cho ai,
và làm sao gửi. Ta đặt lá thư dưới nền cổ tháp với một lời ám chỉ mơ hồ
trên vách. Ta chỉ xem đây như một tṛ chơi định mệnh với kết quả thật
mong manh. Hi vọng mai này khi trở lại Túc Châu, ai đó trong số các con
sẽ t́m thấy lá thư này. Nếu được vậy, đúng là duyên phận sư đồ của chúng
ta vẫn c̣n đó…”
Thầy Đại Chuyết bàng hoàng gấp lại lá thư. Ông lặng người
tưởng lại gương mặt từ bi của sư phụ rồi nghĩ đến số phận của từng người
trong huynh đệ ông từ sau ngày chia tay nhau năm đó ở Túc Châu. Quá nửa
số đó đă bằng mọi cách rời Hoa Lục để t́m ra hải ngoại. Kẻ sang Nhật,
người sang Đài Loan, Hương Cảng, rồi cả Âu, Phi, Mỹ, Úc. Thành công cũng
có, thất bại cũng nhiều. Chỉ tiếc không ai đọc được lá thư này của thầy
để rồi không ít người đă vong thân ngay trên chính sở đắc của ḿnh. Lá
thư của sư phụ như ngầm chứa những lời cảnh báo nghiêm trọng và buồn
thay, nó đă chính xác một cách tàn nhẫn.
Chiều hôm đó, Đại Chuyết ra tháp lạy thầy lần cuối rồi
lặng lẽ ra đi với lá di thư cất kỹ trong túi áo như một kỷ vật mà cũng
là món hành trang sắp sửa muộn màng. Ông về lại Ireland với ngôi thiền
thất bé nhỏ của ḿnh bên một bờ nước quạnh hiu sống bằng số lương ít oi
của một giáo sư trợ giảng. Không đạo tràng, không tiếng tăm, không môn
đồ, làm ít lỗi ít. Ông nhớ măi câu nói đó của sư phụ ngày xưa khi đặt
cho ông cái tên Đại Chuyết.
FL 02/05
TOẠI KHANH