Non bốn mươi
mà cứ hệt người già. Nhớ hồi nào c̣n trẻ, những đêm mùa đông nằm trong
chăn nghe gió lùa ngoài vách là ngủ sướng. Một hoàn cảnh khác cũng đệ
nhất khoái là nằm nghe mưa khuya rồi th́ nếu là nhà lá, nghe cả cái mùi
lá sũng mưa ng̣n ngọt thân thiết để lại khoắn chân vào mền mà mộng mị.
Giờ như già
rồi. Cứ đêm đông là lại khẻ thức hơn bao giờ hết. Trở ḿnh một cái là
thức luôn tới sáng. Cái khoản mưa khuya bây giờ chỉ khiến tôi mất ngủ.
Đêm nay cũng vậy. Trằn trọc với cái lạnh se sắt trong nhà rồi nhắm chịu
không thấu, đành mở đèn nằm ngó vách. Trời ạ, cái ǵ vậy chứ. Đă mấy
tháng rồi sao đợi đến giờ mới thấy. Tôi có bức tượng một người chèo đ̣
dài hơn gang tay để trên ngăn gỗ đầu giường. Hồi đêm có lẽ tôi vừa tha
cái đèn vào giường để đọc sách nên giờ ngẫu nhiên thấy được cái bóng của
người chèo đ̣ trên tường, đẹp lạ lùng. Trong một phút xuất thần, tôi như
nghe ra từng tiếng khóat nước của một con đ̣ đang trôi trên ḍng nước
tối của một xứ Tàu xưa, bên dưới một cổ thành nơi vừa vẳng lại tiếng
trống cầm canh giữa một đêm khuya ngàn năm trước. Một bến Tần Hoài, Tầm
Dương hay một Phong Kiều xa ngái nào chăng. Kể cũng lạ, chỉ cái bóng mờ
của một bức tượng nhỏ chừng gang tay mà thừa sức đẩy tôi phiêu bồng về
một cơi lạ ngàn trùng về cả không gian và thời gian như thế…
Tôi từng
khoe với độc giả rằng tôi có bức tượng ngài Huyền Trang cao chừng tấc
rưỡi, cộng với bức tượng người chèo đ̣ kia nữa th́ trong đời sống thường
nhật coi như tôi có đủ đại giang nam bắc trong nhà. Có chuyện thật lạ,
hai bức tượng đó nhỏ xíu là vậy nhưng cứ như chứa đủ hồn thiêng sông núi
của muôn phương. Tôi thử đặt bức tượng người chèo đ̣ lên bất cứ mặt
phẳng nào bất kể rộng hẹp như sàn nhà hay mặt bàn th́ ở đó bỗng nhiên
thành ra một ḍng sông mênh mông không bờ. Rồi th́ bức tượng ngài Huyền
Trang. Với bức tượng nhỏ xíu này, mặt phẳng nào cũng trở thành một hoang
mạc hút mắt. Tôi vẫn thỉnh thoáng ham chơi như một đứa bé để thấy ra
chung quanh bức tượng ngài Huyền Trang là một con đường Tơ Lụa nổi tiếng
với từng đoàn thương khách viễn phương, những cơn băo cát mịt trời,
những hang động thánh tích Phật giáo ngàn năm và tiếng gió ru miên man
miệt mài trên những vùng gió cát rợn người. Có phải v́ tôi c̣n ham chơi
hay tự thân những món cổ ngoạn kia đă là những phương trời Thi Thiết cho
một phàm tâm c̣n cần đến những tṛ chơi phương tiện!
Nếu tôi
không lầm, cái gọi là thế giới này thực ra chỉ là những Hoàn Cảnh. Dù là
là hoàn cảnh tự tạo hay người tạo, đó cũng là cái cớ để thiên hạ buồn
vui khổ lạc. Từ đó trộm nghĩ, đời tu chỉ là khả năng cảm nhận những hoàn
cảnh với một ư thức tỉnh táo thế thôi. Nh́n ngắm rồi buông bỏ là giải
thoát, ch́m đắm vào các hoàn cảnh coi như tục lụy.
Tôi chợt nhớ
câu hỏi giáo lư của một Phật tử trong buổi tu học hôm rồi ở Tampa rằng
tại sao có lúc Phật nói chi li về những Uẩn Xứ Giới Đế thâm viễn rồi lại
dạy người ta quán tưởng những chuyện rất b́nh phàm như tử thi và bất
tịnh quán. Hai cảnh giới đó khác nhau nhiều quá vậy th́ trí tuệ giác ngộ
của hai hành giả có khác nhau. Tôi nhớ đă trả lời rằng tùy sức mà chọn
cửa để vào nhà thánh trí. Đă đặt bước vào trong th́ ai cũng vậy, thiên
hạ chỉ khác nhau ở hành tŕnh. Cái quan trọng là phương hướng mà thôi.
Theo A-tỳ-đàm, những khái niệm dơ sạch đẹp xấu chỉ là của giả. Nhưng có
người phải thấy được cái giả đó để thành thánh. Những án xứ hay đề mục
kia chỉ là từng hoàn cảnh được tạm dựng để trau luyện mắt tuệ. Người lợi
căn do khổ tu nhiều đời nên có khả năng trực nhận nên chẳng cần phải đi
ṿng. Đốn hay Tiệm ở đây là vấn đề cá nhân, không phải chuyện tông môn
bè phái ǵ cả. Chuyện giả hay thật, nhanh hay chậm không quan trọng,
điều cốt tử là có đúng đường hay không. Làm sao thấy được th́ làm. Câu
đó nghe chẳng có ǵ mà thâm hậu quá chừng.
Lại nhớ cụ
Đào Tấn, ông tổ nghề hát tuồng Việt Nam. Lần đó có người ngơ lời khinh
bạc những tuồng hát là tṛ mị chúng, giả tạo, khanh tướng tôi đ̣i chỉ là
son phấn tạo nên, cụ đă trả lời bằng một câu rất Phật giáo: Sự đô như
hí, hà tu giả xứ tiếu phi chân. Trên đời này có ǵ là thật mà lại dè bỉu
nhau là đồ giả chứ. Cái cốt yếu là những của giả đó đă được dùng để làm
ǵ.
Thuật ngữ
Pāli gọi các phép quán niệm là Saññā, một chữ thường được dịch là Tưởng.
Anh Mỹ thường dịch là Perception. Nhưng trong trường hợp các phép quán
niệm th́ chữ Saññā này được dịch là phép quán tưởng, nôm na là ngó vào
mấy thứ của giả để nghiệm ra cái thật, tức bản chất bất toàn của vạn hữu
phù sinh. Rơ ràng ngay trong chữ Saññā đó ta đă ngầm thấy các đề mục dơ,
chết kia chỉ là những nhịp cầu sương. Trong cái nh́n rốt ráo qua nhăn
quan A-tỳ-đàm th́ cái gọi là chúng sanh hay thế giới chỉ là Lục Đại, Tứ
Tướng, Uẩn Xứ Giới Đế, làm ǵ có những tóc, lông móng, răng, da hay tử
thi, xương trắng. Nhưng với một số người những của giả này là phương
tiện tối ưu để thấy ra những Lục Đại, Ngủ Uẩn. Thấy rơ ra bằng thánh trí
th́ tự dưng dứt sạch mọi ghét sợ, thương thích.
Nói gọn lại,
đừng chê của giả. Đêm nay, từ tâm tưởng, tôi đă vượt muôn dặm đường
khuya để t́m sang đông độ chỉ bằng một con đ̣ nhỏ tày gang. Như chính
tôi đă bao lần vượt thoát những giằng xé dằn vật của ḷng tu bằng chút
hồi ức về một tấm h́nh nhàu nát đă thấy qua đâu đó: Một đáy ḥm mục nát
với vài mảnh vải liệm tả tơi cùng dăm ba mảnh xương muốn ră thành bột
trắng. Mấy miếng trầu khô quắt lăn lóc bên những mảnh sứ vỡ ngó hiu hắt
quá. Vậy mà chừng đó đă là một cơi thiêng cho cái thằng phàm là tôi ghé
về những lần chẳng c̣n ǵ để nhớ.
Người đi chùa hôm nay h́nh như cũng nên như thế. Những khi nghe đời thảm
quá mà nh́n lên tượng Phật vẫn không thấy ra lối thoát th́ xin cứ rẽ
sang pḥng kư linh mà ngó mấy hũ cốt. Rất có thể ở đó là một bến đ̣ cho
tất cả mọi tâm trạng. Qua sông rồi th́ đ̣ nào cũng thế.