Cái
mũi
Akutagawa, Ryunosuke
Việt Châu dịch
Lời người dịch: Là một nhà văn nổi tiếng
nhưng Akutagawa Ryunosuke không bao giờ viết truyện dài. Tuy vậy, hầu
hết tác phẩm của ông rất độc đáo, đưa ông lên vị trí cao trong văn đàn
Nhật Bản. Văn ông giàu điển tích chỉ thấy được trong những tác phẩm nổi
danh của Nhật Bản thời cổ. Ng̣i bút ông phân tích chi ly t́nh cảm, niềm
vui nỗi buồn, những lo âu, dằn vặt hay ham muốn, những khía cạnh tế nhị
của tâm hồn con người. Khi đọc tác phẩm Cái mũi, văn hào Natsume Soseki,
một bậc đàn anh trong giới văn học Nhật Bản đă đưa ngay ra nhận xét: “Cứ
viết cho được vài chục bài như vậy đi, tên tuổi con người này sẽ lẫy
lừng ngay trong giới văn học”.
Tâm lư con người thật phức tạp! Cứ muốn t́m cách thay
đổi hoàn cảnh cho thuận lợi hơn. Nhưng chẳng ngờ kết quả ngược lại. Cuối
cùng cái ǵ đă có tự nhiên vẫn quư. Biết thế mà mấy ai chịu như vậy ! Ít
người yên vui được trước mọi hoàn cảnh.
Bài này được dịch theo nguyên tác Hanacủa nhà xuất bản
Kadokawa bunko tái bản lần thứ 33 năm 1984.
--o0o--
Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả
xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm ḷng
tḥng từ trên môi cho đến dưới cằm, đầu đuôi đều to như nhau, chẳng khác
ǵ một khúc xúc xích treo lủng lẳng trên mặt.
Từ khi c̣n là sa-di để chỏm cho đến
nay hơn 50 tuổi, đă thành cao tăng được chọn vào cung vua giữ việc tu
hành mà trong ḷng sư lúc nào cũng canh cánh một nỗi khổ tâm v́ cái lỗ
mũi của ḿnh. Dĩ nhiên, ngoài mặt vẫn cố làm ra vẻ như chẳng có ǵ lo
nghĩ. Nhưng đó chẳng phải v́ ḿnh đă là vị sư hết ḷng tu hành cho kiếp
sau nên lo cho cái lỗ mũi th́ hóa ra không hay, mà chính v́ rất sợ người
ta biết tâm trạng ḿnh cứ lo lắng cho cái lỗ mũi.
Có hai nguyên do khiến sư luôn rầu rĩ
về cái lỗ mũi. Thứ nhất là nó dài quá, rất bất tiện. Ăn cơm chẳng ăn một
ḿnh được. Ăn một ḿnh th́ lỗ mũi sẽ đụng cơm trong bát mất. Cho nên mỗi
khi ăn, sư cho đệ tử ngồi kế bên dùng miếng gỗ lớn, bề ngang cỡ 3 phân,
dài cỡ 6 tấc để mà nâng cái lỗ mũi lên giùm. Việc này thật ra chẳng phải
đơn giản đối với sư lẫn đệ tử. Mọi người ở Kyoto đều biết chuyện, có lần
một người nâng lỗ mũi thay cho đệ tử nhà sư bị hắt x́ một cái làm rung
tay, khiến cho lỗ mũi rớt luôn vào bát cháo. Tuy nhiên, đó cũng không
phải là lư do chính khiến cho nhà sư khổ tâm v́ cái lỗ mũi. Mà thật ra
nhà sư đau khổ v́ cái lỗ mũi đă làm tổn thương ḷng tự trọng của ḿnh.
Dân chúng xóm Đuôi Ao cho rằng với cái
lỗ mũi như thế, chắc hẳn nhà sư hạnh phúc v́ ḿnh không phải là người
thường. Bởi v́ chẳng có cô gái nào chịu làm vợ người có lỗ mũi như vậy.
Thậm chí có người c̣n suy luận chắc v́ có lỗ mũi như vậy nên sư mới xuất
gia. Tuy nhiên, nhà sư th́ lại chẳng mảy may nghĩ rằng nhờ đi tu mà giảm
bớt được phần nào nỗi sầu muộn do cái lỗ mũi gây nên.
Nhà sư t́m đủ cách khôi phục lại ḷng
tự trọng bị tổn thương, tích cực lẫn tiêu cực. Trước hết, nhà sư cố làm
sao để cho lỗ mũi thấy ngắn hơn thực tế. Những lúc chẳng có ai, sư nh́n
vào kiếng, quay qua quay lại đủ kiểu để ngắm. Rồi có lúc cảm thấy không
yên tâm lắm nếu chỉ có thay đổi vị trí khuôn mặt, nhà sư c̣n t́m nhiều
cách khác như chống tay vào má, tỳ ngón tay vào cằm,… để ngắm nghía. Thế
nhưng chưa lần nào nhà sư thoả măn là thấy lỗ mũi ḿnh ngắn hơn. Thậm
chí v́ phiền muộn quá, đôi khi ngược lại thấy lỗ mũi lại dài hơn. Những
lúc đó, nhà sư cất kiếng vào hộp, lặng lẽ thở dài rồi miễn cưỡng trở lại
bàn tụng kinh Quan Âm.
Từ đó, nhà sư luôn để ư đến lỗ mũi
người khác. Ngôi chùa ở Đuôi Ao thường xuyên có thuyết pháp. Trong chùa
nhà ở san sát nhau, các vị sư luôn nấu nước hàng ngày. Do đó đủ mọi hạng
người ra vào chùa từ tăng lẫn tục. Sư Thiền Trí kiên nhẫn quan sát khuôn
mặt từng người, những mong sẽ gặp được ai đó có cái lỗ mũi giống ḿnh để
tự an ủi phần nào. Con mắt nhà sư chẳng thèm để tâm đến quần áo của mọi
người, nhất là mũ áo của sư săi th́ đă thường quá, chẳng lọt vào mắt.
Tóm lại sư không nh́n người mà chỉ nh́n lỗ mũi. Trong số người qua lại,
cũng có người mũi quặp như mũi két, thế nhưng tuyệt nhiên không ai có
mũi giống như của ḿnh. Cứ thế, ngày qua ngày, sư lại càng buồn thêm.
Chính nỗi buồn miên man đó đă khiến cho lúc nói chuyện với người khác sư
cứ vô t́nh rờ vào đầu lỗ mũi mà đỏ mặt thẹn thùng thấy chẳng xứng với
cái tuổi đă ngoại ngũ tuần.
Cuối cùng, sư cố t́m trong kinh điển
và cả sách vở ngoài đời xem có ai có lỗ mũi giống ḿnh không để gọi là
đỡ buồn đôi chút. Nhưng không thấy kinh điển nào ghi Mục Kiền Liên hay
Xá Lợi Phất có lỗ mũi dài cả. Long Thọ, Mă Minh cũng là bồ tát có lỗ mũi
b́nh thường. Khi nghe chuyện Lưu Huyền Đức của nhà Thục Hán có lỗ tai
dài, sư thầm nghĩ phải chi đó không phải là lỗ tai mà là lỗ mũi th́ đỡ
khổ cho ḿnh biết bao nhiêu.
Không cần phải nói cũng biết rằng
ngoài các biện pháp tiêu cực như vừa kể, sư c̣n tích cực t́m cách làm
cho mũi ngắn đi. Về mặt này, sư cũng đă làm hết cách. Từ nấu trái b́nh
bát để uống cho đến lấy nước đái chuột quẹt lên mũi. Nhưng dù làm cách
nào đi nữa, cái lỗ mũi vẫn nằm dài lủng lẳng trên mặt hơn một tấc rưỡi.
Thế rồi vào mùa thu năm nọ, có một đệ
tử đi lên kinh đô làm công việc cho nhà sư đă được một y sĩ quen biết
chỉ cách làm cho lỗ mũi ngắn đi. Y sĩ đó nguyên là người từ Trung Quốc
đến tu ở chùa Trường Lạc. Tuy nhiên, sư Thiền Trí cố t́nh không thử ngay
phương pháp đó, giả bộ như mọi khi là làm như chẳng quan tâm đến cái lỗ
mũi của ḿnh. Mặt khác, mỗi khi ăn cơm, sư đều nhẹ nhàng nói rằng thật
khổ tâm v́ đă làm phiền đệ tử quá. Đương nhiên trong ḷng th́ vẫn chờ đệ
tử thuyết phục ḿnh dùng thử phương pháp đó. Phía đệ tử cũng chẳng phải
không biết tâm trạng của sư. Thế nhưng đệ tử không ghét mà c̣n thương
t́nh khi thấy sư phải cố t́nh làm như thế. Đệ tử bèn đem ba tấc lưỡi ra
khuyên sư hăy thử phương pháp vừa học được. Thế là cuối cùng sư đă nghe
theo lời khuyên nhiệt t́nh của đệ tử. Phương pháp này thật ra vô cùng
đơn giản: dùng nước nóng trần lỗ mũi rồi cho người đạp lên. Nước nóng
th́ đă có sẵn, hàng ngày vẫn được đun trong bếp. Vị đệ tử bèn đi vào bếp
lấy chậu nước nóng mang ra. Nước nóng đến nổi không thể cho ngón tay vào
được. Do đó, nếu cho lỗ mũi thẳng vào trong nước này th́ không khéo hơi
nóng bốc lên sẽ làm phỏng mặt. Vị đệ tử bèn lấy nắp đục lỗ đậy lên chậu
rồi đút lỗ mũi sư vào chậu qua cái lỗ đó. Chỉ cho lỗ mũi vào chậu nước
nóng như thế th́ sẽ chẳng thấy nóng. Được một lúc vị đệ tử lên tiếng:
- Chắc là đă trần xong rồi?
Sư cười đau khổ nghĩ rằng nếu ai có
nghe hỏi như thế th́ cũng chẳng làm sao biết được đó là câu chuyện cái
lỗ mũi. Lỗ mũi hấp trong nước nóng cảm giác rất nhột nhạt giống như bị
rận cắn. Sư nhấc lỗ mũi c̣n ngút khói ra khỏi chậu nước nóng để lên sàn
cho đệ tử co hai chân đạp lên. Sư nằm nh́n cặp chân đệ tử co lên đạp
xuống ngay trước mắt ḿnh. Vị đệ tử nh́n xuống cái đầu hói của nhà sư,
thỉnh thoảng thoáng vẻ tội nghiệp hỏi:
- Thầy có đau lắm không? Y sĩ bảo là
đạp cho mạnh. Chắc là đau lắm phải không?
Sư định lắc đầu ra dấu không đau. Thế
nhưng lỗ mũi bị đạp nên cái cổ chẳng nhút nhích được. Sư bèn nhướng mắt
lên nh́n cái chân nứt nẻ của đệ tử vừa trả lời như giận dữ:
- Chẳng có đau.
Thật ra lỗ mũi ngứa mà được đạp như
thế th́ thay v́ đau, nó lại có cảm giác dễ chịu hơn. Đạp một lúc th́
xung quanh lỗ mũi xuất hiện những đốm như hạt kê, trông giống như con
chim bị vặt lông mà quay. Thấy thế, đệ tử thôi đạp, lẩm bẩm như thầm nói
với ḿnh:
- Y sĩ biểu dùng cây nhíp để vặt bỏ.
Sư bèn phùng má lên như có vẻ không
bằng ḷng, để mặc cho đệ tử muốn làm ǵ th́ làm. Không phải là không
biết đệ tử tử tế với ḿnh nhưng sư không vui khi thấy lỗ mũi ḿnh bị xem
như một thứ đồ vật. Gương mặt sư giống như bịnh nhân không tin tưởng bác
sĩ mà phải chịu giải phẫu, bất đắc dĩ ngắm nh́n đệ tử dùng chiếc nhíp
vặt lấy các mụt mỡ ở lỗ chân lông trên mũi. Mụt mỡ vặt ra dài hơn một
phân, giống như cộng lông chim.
Một lúc xong, đệ tử nói như thở phào
nhẹ nhơm:
- Trần thêm một lần nữa mới được.
Gương mặt sư vẫn lộ vẻ bất măn, mặc
cho đệ tử muốn làm ǵ th́ làm. Trần xong lần nữa lấy ra th́ thấy lỗ mũi
đă ngắn lại hơn mọi khi. Thế này th́ chẳng khác ǵ lỗ mũi quặp vẫn thấy.
Sư Thiền Trí vừa vuốt mũi vừa đưa mắt bẽn lẽn nh́n vào kính do đệ tử
mang tới với vẻ ngượng ngùng. Lỗ mũi, cái lỗ mũi dài tận dưới cằm trước
kia giờ đây đă rút ngắn lại như chuyện không tưởng, chỉ c̣n hơi cao hơn
môi trên một chút. Những đốm đỏ rải rác trên mũi có lẽ là dấu vết do bị
đạp mà ra. Thế này th́ chắc chắn không c̣n ai cười nữa. Gương mặt trong
kính của sư nh́n gương mặt bên ngoài kính mà nháy mắt cười như măn
nguyện. Tuy nhiên, đó mới là hôm đầu tiên thôi, sư vẫn c̣n lo âu không
biết lỗ mũi có dài ra lại không. Cho nên dù tụng kinh hay ăn uống, mỗi
khi có chút rảnh rổi là sư đưa tay lên rờ lỗ mũi thăm chừng. Nhưng lỗ
mũi vẫn ngoan ngoăn nằm phía trên môi, hoàn toàn không có vẻ ǵ dài ra.
Từ đó, mỗi lần ngủ dậy, điều đầu tiên là sư đưa tay lên rờ lỗ mũi. Nó
vẫn ngắn. Thế là ḷng sư thanh thản như đă tạo được công đức chép kinh
Pháp Hoa.
Tuy nhiên, chỉ hai ba hôm thôi, nhà sư
lại phát hiện một điều lạ lùng. Đó là những vơ sĩ thường đến chùa Đuôi
Ao lại không nói năng ǵ cả, chỉ lom lom nh́n lỗ mũi của sư với vẻ mặt
càng lạ lùng hơn trước. Chẳng những thế, chú tiểu từng làm rớt lỗ mũi
của sư vào trong chén cháo, lúc gặp mặt sư ngoài giảng đường đầu tiên
c̣n cúi mặt xuống rán nhịn cười, nhưng rồi kiềm chế không được phải bật
ra thành tiếng. Các chú tiểu lúc nhận chỉ thị trước mặt c̣n nghiêm túc
nghe, nhưng hễ sư vừa quay lưng đi là cứ cười lên khúc khích. Lúc đầu,
nhà sư nghĩ rằng đó là do mặt ḿnh thay đổi. Nhưng dần dần thấy rằng
giải thích như thế không không đủ. Đúng là các chú tiểu hay sa di cười
là v́ thế. Nhưng cũng một cái cười mà nó có ǵ đó khác với lúc lỗ mũi
c̣n dài. Có thể bảo v́ lỗ mũi ngắn trông lạ lùng hơn so với lỗ mũi dài
mà họ đă quen thấy. Nhưng mà nó c̣n cái ǵ nữa ấy.
- Trước kia mọi người đâu có cười ra
mặt như vậy đâu.
Thỉnh thoảng sư ngừng tụng kinh,
nghiêng nghiêng cái đầu hói mà nói lầm bầm. Mỗi lần như thế, nhà sư dễ
mến lại đưa mắt lơ đễnh nh́n tấm h́nh bồ tát Phổ Hiền treo kề bên, nhớ
lại lúc mũi c̣n dài vào bốn năm hôm trước mà âu sầu, giống như cảnh
người lâm vào bước túng cùng, tưởng nhớ lại thuở giàu sang sung sướng
trước kia. Rất tiếc là sư Thiền Trí không đủ trí tuệ để trả lời được câu
hỏi này.
Tâm hồn con người luôn luôn có hai thứ
t́nh cảm mâu thuẫn nhau. Dĩ nhiên không ai lại không cảm thông với nỗi
bất hạnh của người khác. Nhưng khi người đó thoát ra khỏi cảnh bất hạnh
th́ tự nhiên trong ḷng lại cảm thấy có cái ǵ đó không muốn như thế.
Nói cường điệu hơn là thậm chí c̣n muốn cho người đó bị lâm vào cảnh bất
hạnh tương tự thêm một lần nữa. Rồi đến lúc nào đó trở nên thù ghét họ,
dù không phải cố ư. Mặc dù không hiểu rơ nguyên nhân, nhưng sư lại buồn
v́ cảm thấy thái độ bàng quan, ích kỷ của những người tăng lẫn tục trong
xóm Đuôi Ao này.
Thế là càng ngày sư càng gắt gỏng, khó
chịu. Gặp ai cũng la rầy. Làm cho đến nỗi đệ tử đă giúp chữa lỗ mũi cho
sư cũng nói xấu rằng:
- Sư Thiền Trí thế nào cũng bị mang
tội.
Đặc biệt chú tiểu nghịch ngợm kể trên
đă làm cho sư vô cùng giận dữ. Một hôm nọ nghe tiếng chó sủa vang rân,
sư bước ra ngoài xem th́ thấy chú tiểu đang cầm tấm gỗ dài khoảng 6 tấc
đuổi theo con chó xù ốm nhom. Không những chỉ đuổi thôi, chú tiểu c̣n
vừa đuổi vừa la lên: “Đừng để bị đập lỗ mũi nghen. Nè, đừng để bị đập lỗ
mũi”. Sư bèn giựt lấy tấm gỗ trên tay chú tiểu, đập thẳng tay vào mặt
chàng ta. Th́ ra đó là tấm gỗ đă được dùng để nâng lỗ mũi của sư lúc
trước.
Thế là sư lại lấy làm hận v́ cái lỗ
mũi ngắn lại. Rồi một hôm nọ, khi màn đêm buông xuống, gió từ đâu đột
nhiên thổi đến làm cho các chuông nhỏ trên tháp reo vang vọng đến bên
gối nghe nhức óc. Thêm cái lạnh cắt da nên người già như sư Thiền Trí
muốn ngủ cũng không thể nào chợp giấc được. Sư nằm trằn trọc trên giường
một hồi th́ bỗng thấy cái mũi trở nên nhột nhạt khác thường. Đưa tay rờ
th́ thấy nó hơi sưng lên như ngậm nước, và dường như chỉ riêng có chỗ đó
nóng lên thôi.
- Chắc là ḿnh đă bị bịnh v́ cố quá
sức làm cho mũi ngắn lại.
Sư vừa lẩm bẩm vừa đưa tay lên đè mũi
với vẻ kính cẩn như dâng hoa cúng Phật.
Sáng hôm sau sư thức dậy sớm như mọi
khi th́ thấy cây bạch quả và những cây khác trong sân chùa đă rụng sạch
lá trong một đêm. Sân vườn sáng chói như lát vàng. Những giọt sương đêm
đọng lại trên hiên tháp làm cho vầng cửu luân trên nóc càng toả sáng
chói lọi dưới ánh nắng ban mai yếu ớt. Sư mở cửa ra đứng ngoài hiên hít
một hơi thật sâu. Đúng lúc đó, có một cái cảm giác gần như sắp sửa bị
quên bẵng đi lại trở về với sư. Sư lật đật đưa tay lên mũi. Đó không c̣n
là cái mũi ngắn đêm hôm trước nữa, mà là cái lỗ mũi dài hơn một tấc rưỡi
nằm ḷng tḥng xuống đến tận cằm như trước kia. Lúc này sư mới hiểu ra
rằng lỗ mũi đă dài ra như xưa trong ṿng một đêm thôi. Đồng thời cái cảm
giác phơi phới giống như khi làm cho lỗ mũi ngắn lại được lại trở về
trong ḷng nhà sư.
- Như thế này th́ chắc không c̣n ai
cười nữa.
Sư tự nhủ thầm trong ḷng, vừa để cái
lỗ mũi dài đong đưa theo gió thu ban mai.
Việt Châu dịch từ nguyên tác tiếng Nhật Hana
Tokyo tháng 4/2004