VỀ VIỆC SỬ DỤNG THẦN THÔNG

 

Hỏi: Việc Đức Phật dùng thần thông đưa chư tăng qua bờ bên kia trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Ngài muốn dạy điều ǵ ở đây ạ?


Đáp:

Tôi kể quí vị nghe câu chuyện này. Có hai ngôi chùa gần nhau ḿnh gọi một bên là học viện, bên kia là thiền viện đi. Bữa đó hai chú tiểu ở hai ngôi chùa này đi chợ mua rau cải về nấu ăn cho chúng.
Chú ở thiền viện hỏi chú bên học viện:

- Đi đâu đó?
Chú kia đáp:

- Chỗ nào có đất nước lửa gió th́ tui đi.
Chú kia nghe trả lời cao siêu vậy không hiểu, liền về kể cho sư phụ nghe. Sư phụ nói, nếu nó nói như vậy th́ trả lời, chỗ nào mà không có đất nước lửa gió. Vậy bây giờ ông đi đâu?

Hôm sau, chú tiểu thiền viện lại gặp chú tiểu học viện, cũng hỏi chú kia đang đi đâu. Chú kia nói:

-Tui đi chợ.

Chú tiểu thiền viện suy nghĩ hoài không biết câu đó nghĩa là ǵ. Chú về hỏi sư phụ. Sư phụ nói:

-Con à, nó giỡn con có một ngày thôi. Bữa hổm nó nói chân đế bữa nay nó nói tục đế. Cái đầu con cứ ám ảnh ba cái chân đế cao siêu. Con phải biết lúc nào nó ở trên mây ḿnh xử trên mây c̣n lúc nào nó xuống đất ḿnh xử xuống đất. Người ta nói đi chợ mà suy nghĩ làm chi.


Ở đây cũng vậy, có nhiều trường hợp Đức Thế Tôn sử dụng vô lượng phương tiện với những cái diệu dụng khác nhau. Chú giải nói, trong trường hợp cần thiết ngài Xá Lợi Phất thường sử dụng tha tâm thông -- đọc tâm người -- để thuyết pháp cho người ta. Nhưng ngài Mục Kiền Liên th́ thường dùng biến hóa thông để độ người.

Thí dụ, ngài Xá Lợi Phất theo dơi tâm người ta, ngài suy cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lư của họ rồi ngài nh́n tâm họ để t́m pháp thoại thích hợp với họ từng câu từng chữ. C̣n ngài Mục Kiền Liên th́ dùng biến hóa thông để tạo cho người ta âm thanh h́nh ảnh hướng người ta theo sự sắp xếp của ngài rồi ngài mới theo đó mà giảng.

Đức Thế Tôn đương nhiên là bậc Đạo Sư, Ngài dùng cả 3 cách: tha tâm thông, biến hóa thông, hoặc Ngài chỉ nh́n lỗ mũi người ta là biết người ta nghĩ ǵ, và theo đó mà Ngài giảng chớ không phải lúc nào cũng dùng thần thông. Nói như vậy có nghĩa rằng sinh hoạt chư Phật nói riêng và chư thánh nói chung y như ḿnh vậy đó. Có lúc người ta dùng con dao để điêu khắc, có lúc cũng con dao đó mà dùng để cắt cái ǵ đó hoặc có lúc dùng để gọt cái ǵ đó.


Nghe câu hỏi của vị này mà tôi giật ḿnh, đó là cái chuyện mà tôi tâm đắc không ngờ quư vị lại quẹo qua hướng khác làm tôi thấy hết hay. Câu hỏi đó đáng lẽ quí vị phải hỏi thế này, tại sao Thế Tôn không dùng thần thông trong những giây phút cuối cùng khi mà Ngài rất là mệt, dù trước đó một ngày rơ ràng Ngài dùng thần thông đưa chư tăng qua sông. Trong kinh nói chỉ có 9km mà Thế Tôn phải ngừng nghỉ 25 lần. Có nghĩa là đi không được bao nhiêu (chừng 360m) là Ngài phải ngừng để nghỉ mệt. Đó là những giây phút cuối cùng đi để về đến Kusinara, về khu rừng Sāla của vua Malla. Mệt như vậy, nếu dùng thần thông th́ êm quá.

C̣n một chuyện nữa, ngài Ca Diếp trên đường đi dắt 500 vị tỳ kheo về, ngài có thể dùng thần thông đưa hết mọi người trong nháy mắt về chỗ trà tỳ (hỏa táng) Thế Tôn rồi, cần ǵ phải đi bộ ṛng ră như vậy. Trên đường đi ngài gặp một tà mạng ngoại đạo cầm một cái hoa Mandārava đang đi trên con đường đến Pāvā. Thấy hoa này ngài biết phải do đại sự nhân duyên mới có, chứ cơi người không có hoa này. Ngài hỏi: Ở đâu ông có hoa này? Người kia nói rằng Sa-môn Cồ Đàm mới vừa viên tịch, tôi có được hoa này từ chỗ ấy. Nghe vậy, chư vị thánh tăng tỉnh bơ, mấy vị phàm th́ khóc khi đức Thế Tôn không c̣n nữa, mà về không kịp. Khóc vậy chứ ngài Ca Diếp vẫn tiếp tục dắt chư tăng đi bộ, vẫn đi như người không có thần thông. Đây là cái đặc biệt của chư thánh.

Cũng chính ngài Ca Diếp là duyên sự đức Phật cho phép chư tăng sau mùa Tăng y được phép rời Tăng-già-lê trong ít lâu. Một đêm mưa tầm tă, ngài Ca Diếp về lạy Phật, ḿnh mẩy ướt sũng, Tăng-già-lê nặng trịch. Vải thô ngày xưa may hai lớp, ngài đắp cái y trên người lội qua sông. Đức Phật thấy nặng nề quá, Ngài nói, thôi từ đây ta cho phép vị tỳ-kheo sau mùa tăng y trong trường hợp cần thiết có thể rời tăng-già-lê trong ít lâu. Ḿnh biết lúc đó ngài chứng Lục thông rồi. Ngài thọ đại giới 7 ngày là ngài chứng Lục thông. Ngài lên tới mấy tinh cầu cách ḿnh 1 tỷ năm ánh sáng chỉ trong nháy mắt. Vậy mà có con sông mà cũng ́ ạch lội qua ḿnh ướt như chuột lột lên lạy Phật mà nước nhễu ṛng ṛng. Thánh nhân là như vậy đó. Họ coi thần thông không phải để hưởng thụ, để sung sướng như ḿnh. Trong trường hợp đặc biệt th́ Đức Thế Tôn dùng thần thông, nhưng có những trường hợp không cần thiết th́ Ngài cũng sinh hoạt như người b́nh thường.

Vậy tại sao Ngài dùng thần thông thời điểm đó? Bởi v́, theo như trong kinh, con sông lúc đó nước ngập lên tràn bờ, cuồn cuộn chảy. Cũng trên hành tŕnh đi về Pāvā, đi qua con sông Kakutthā nước cạn th́ Ngài với chư tăng xuống nước băng qua như mọi người đi bộ. Nhưng tới đoạn sâu sông Hằng Ngài biết là không thể, bắt buộc Ngài phải đem đi. Các ngài dùng thần thông như công cụ cần thiết. Chỉ vậy thôi.


Nhiều khi ḿnh đặt vấn đề không biết có ẩn ư ǵ không, như năy tôi kể chuyện hai chú tiểu đối đáp với nhau đó. Nhiều khi ḿnh thấy ghê gớm nhưng không phải. Hoặc là như tôi hay kể hoài chuyện ông Socrates. Ông là một triết gia, một nhà tư tưởng lớn. Những câu nói của ông, ông ho hay hắt hơi đệ tử cũng chép lại bởi v́ nghĩ sư phụ ḿnh là bậc thông tuệ. Tới lúc ông vào tù, trước khi chết, có trối lại với bạn tù:

-Ta ra không được, cho nên nhắn giùm với đệ tử, ta c̣n nợ hàng xóm con gà, nhờ tụi nó ở lại trả giùm.

Ổng nghèo thiệt, ổng có vay hàng xóm con gà thiệt. Vậy mà lúc ổng chết đệ tử chia hai phe. Một phe đi kiếm thằng hàng xóm trả con gà. Mọi chuyện xong một cách đơn giản. C̣n phe thứ hai mấy năm trời cứ tập họp nhau phân tích: ‘Con gà’ là ǵ, ‘thằng hàng xóm’ là ǵ, ‘vay’ là ǵ, ‘trả’ là ǵ v.v... Hai ngàn mấy trăm năm qua mà “công án con gà” của Socrates vẫn chưa được giải quyết. Trong khi chuyện đơn giản là hỏi hàng xóm, sư phụ tui thiếu con gà phải không. Họ gật đầu xác nhận. Trả. Thế là xong. Mà hai ngàn mấy trăm năm qua đám đệ tử của Socrates vẫn c̣n ngồi nơi cái đền Athens ở Hy Lạp để mà bàn ‘con gà’, ‘hàng xóm’ là ẩn ư ǵ.

Nhị Tường (Ghi theo bài giảng của Sư Giác Nguyên)

 

 

 

BACK

 

Home