VỌNG TÂM
(Pháp thoại tại Đà Nẵng)

 

Kính thưa tất cả các vị Phật tử nam nữ, cách đây khoảng hai giờ đồng hồ có hai vị Phật tử lớn tuổi và rất tiếc là chúng tôi không được biết tên t́nh cờ t́m lên pḥng riêng của chúng tôi. Trước là thăm, sau là các vị có những câu hỏi về Phật Pháp. T́nh thật mà nói ngay những giây phút đó bên cạnh sự xúc động về ân t́nh mà các Phật tử Đà Nẵng vẫn dành riêng cho chúng tôi, chúng tôi vẫn có một chút ǵ đó… tạm gọi là chạnh ḷng nếu không muốn nói là giật ḿnh khi tôi được biết là hai vị Phật tử đó vốn là những tín nữ kỳ cựu, trong thực tế đă là những bà cụ, và đă từng là những Phật tử quen biết của các ngài ḥa thượng trưởng lăo đời trước như là ngài Giới Nghiêm, ngài Hộ Tông, ngài Hộ Giác v.v... Ấy thế mà có một số vấn đề tu hành hết sức là cơ bản th́ các vị lại mất cơ bản một cách đáng lưu ư. Và thái độ tiếp nhận của hai vị tín nữ này trong khi chúng tôi đang giải thích cho tôi nhận ra một điều, các vị thật ra vẫn có khả năng học hỏi, tiếp thu, lưu trữ, tích lũy tương đối tốt. Nhưng có thể là do nhân duyên không có điều kiện cho nên các vị không có may mắn sở hữu được một cách tối thiểu những lời Phật cần thiết cho đời tu của ḿnh và có thể nói rằng đó chính là một điều tác động tâm lư cho bài pháp đêm nay của chúng tôi.

Vẫn như các bài pháp trước chúng tôi chỉ quẩn quanh những điều nhắc nhở các vị Phật tử già trẻ bé lớn nam phụ lăo ấu một điều chung quy là chúng ta đừng bao giờ để cho thời gian của cuộc đời ḿnh trôi qua. Trôi qua đến một lúc nào đó chúng ta phải đau ḷng nhắc lại một câu ca dao đă được nghe từ thuở bé trong lời mẹ ru. “Ba đồng một mớ trầu cay. Sao anh không hỏi những ngày c̣n không.” Lúc bấy giờ chúng ta sẽ nhớ đến câu ca dao này không phải bằng những chữ những lời những ư nghĩa đó nữa, mà chúng ta sẽ nhớ lại những câu ca dao đó với một ư nghĩa khác với một nỗi niềm khác. Đó là một quăng đời, một lư tưởng hay, “sao không tinh tấn những ngày tóc xanh?”

Đó là điều tôi muốn nhắn gửi các vị Phật tử ở đây. Không ít các vị đă từng là thiền sinh, đă từng là học tṛ của các ngài Giới Nghiêm và tôi tin chắc rằng ngài đă dạy dỗ, hướng dẫn, kềm cặp một cách kỹ lưỡng, một cách chặt chẽ, thậm chí là một cách liên tục và tận t́nh cho các vị những vấn đề cơ bản như về giữ giới, rồi thiền định và từng pháp môn thiền định, từng cách thực hiện các đề mục của thiền chỉ hoặc thiền quán; đề mục hơi thở của thiền chỉ, đề mục hơi thở của thiền; cách niệm Phật của thiền chỉ hay cách niệm thể trược của thiền chỉ lẫn thiền quán v.v...

Nhưng cho đến hôm nay th́ sao? Cho đến hôm nay chúng ta cũng vẫn chưa t́m được cho ḿnh câu đáp khả dĩ giải quyết được vấn đề vọng tâm. Vọng tâm ở đây hiểu một cách nôm na là tâm hồn của chúng ta nó không chịu nằm dưới một sự điều động nhất định nào đó, chẳng hạn như tôi đang theo dơi đề mục hơi thở. Chúng tôi nói điều này bằng cả sự khách quan bởi v́ tôi nghĩ sau bài pháp này có một số vị Phật tử bằng vào trí nhớ của ḿnh sẽ thuật lại cho người khác nghe. Đó là chưa kể đến trường hợp cuốn băng ghi âm của bài pháp hôm nay sẽ được giữ lại sau một thời gian, có thể là đôi ba năm và đối tượng nghe lại đó rất có thể là các bậc tiền bối thạc học thạc đức hoặc những người sơ cơ mới bước vào ở ngưỡng cửa Phật học. Cho nên tôi nghĩ rằng bắt buộc ở trong hoàn cảnh này, trong t́nh huống này chúng tôi phải hết sức là khách quan.
Vấn đề phồng xẹp -- có chỗ kêu là phồng xộp -- thực ra ở trong kinh điển không có. Các vị nếu không có thể đặt ở chúng tôi niềm tin về vấn đề này, tuyên bố này, các vị có thể kiểm tra qua một lần gặp gỡ nào đó với ngài Hộ Pháp hoặc là ngài Kim Triệu; hoặc là một vị cao tăng Việt kiều nào đó mà các vị cảm thấy có thể tin tưởng được. Bài pháp hôm nay tôi biết rằng rất khô khan nhưng đối với các vị Phật tử lớn tuổi kể cả những người trẻ tuổi nếu thật sự nhận ḿnh là một Phật tử, chúng ta cần phải lắng nghe và ghi nhận. #vietheravada.net

Vấn đề phồng xộp hoặc thiền chỉ vốn là một sáng kiến của một vị thiền sư tinh thông Tam Tạng người Miến Điện, đó là ngài Mahasi Sayadaw. Vào năm 1954 Giáo hội Phật giáo Miến Điện tổ chức một cuộc kiết tập Tam Tạng. Theo lịch Phật giáo th́ đó là cuộc kiết tập Tam Tạng lần thứ VI. Vẫn theo thể lệ chung của các kỳ kiết tập, ngoài số tăng chúng chứng minh, có hai vị trưởng lăo bác thông Tam Tạng. Mỗi vị có vai tṛ riêng, một vị hỏi một vị đáp. Thí dụ vị hỏi ra câu hỏi: Bài kinh A, bài kinh B được Đức Phật thuyết tại đâu, cho ai nghe, nội dung như thế nào? Điều luật cho tỳ kheo thứ mấy được Đức Phật thuyết tại đâu, do nhân duyên nào? v.v… Đó là vị hỏi c̣n vị đáp sẽ tùy theo câu hỏi mà trả lời.

Ngài Mahasi Sayadaw là một vị tinh thông Tam Tạng, và ngài đóng vai tṛ của vị vấn sư, tức là vị đặt ra câu hỏi cho một vị thông suốt Tam Tạng khác đáp. Từ một chức danh chói ngời là một vị vấn sư trong kỳ kiết tập Tam Tạng lần thứ VI của lịch sử Phật Giáo, ngài Mahasi từ đó đương nhiên trở thành một danh tăng không riêng ǵ của Miến Điện mà của toàn thể Phật giáo đồ của những xứ Phật giáo Nam Truyền c̣n gọi là Phật giáo Nam Tông.

Theo tôi được biết qua các dữ liệu về đời tư của ngài th́ với một trí nhớ uyên bác sâu rộng về thế học lẫn đạo học của ḿnh, về cuối đời ngài Mahasi không trở thành một Pháp sư, không chọn con đường giảng sư cũng không chọn con đường Pháp học nào hết. Ngài quyết định trở thành một thiền sư, hướng dẫn thiền định cho tất cả tăng tín đồ cần thiết. Ngài Giới Nghiêm chính là học tṛ của ngài Mahasi. Có cái gốc như vậy, cho nên nếu gọi theo vai vế th́ ta có thể gọi ngài Mahasi là sư nội, ngài Giới Nghiêm là sư phụ. Bản thân ngài Giới Nghiêm đă có được những ǵ về sự nghiệp tu hành của ḿnh về danh vọng, về sự nghiệp vật chất cũng như tinh thần trong giáo hội cũng như trong xă hội và Thầy của ngài là ngài Mahasi đă được những ǵ như chúng tôi đă tŕnh bày. Với những điều đó, vô t́nh nếu chúng ta thiếu đi một chút kỹ lưỡng th́ chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào cái gọi là ngộ nhận.

**Vấn đề phồng xộp:

Khi có các bậc danh tăng khác đến hỏi ngài Mahasi tại sao ngài lại dùng phương pháp phồng xộp để hướng dẫn thiền định về hơi thở cho các thiền sinh. Ngài Mahasi giải thích như thế này, (ở đây tôi tạm dùng kiến thức và thuật ngữ của Vi diệu pháp một chút xíu), ngài nói:

-Tâm của ḿnh rất vi tế, tham sân si, vô tham vô sân vô si, từ bi trí tuệ vị tha v.v… Tất cả tâm trạng đó hết sức phức tạp, rất khó nhận ra. Cho nên Đức Phật đă đưa ra bốn thể tài hay là bốn đề mục chính để từ đó những người muốn giác ngộ căn cứ vào đây để phát triển trí tuệ giải thoát. Đó là thân quán niệm xứ, thọ quán niệm xứ, tâm quán niệm xứ, pháp quán niệm xứ.

Ở đây tôi chỉ giải thích một cách đơn giản, nếu các vị có nhu cầu, bài pháp sau chúng tôi sẽ đặc biệt giải thích về đề tài bốn niệm xứ này. Riêng bài pháp hôm nay chúng tôi chỉ muốn giải quyết những trăn trở, những chạnh ḷng của chúng tôi từ chiều tới giờ.
Ngài Mahasi giải thích như thế này: Tôi vẫn hiểu trong kinh điển Pāḷi từ chánh tạng cho đến các tập phụ sớ không hề nhắc đến vấn đề phồng xộp. Tuy nhiên, theo dơi cái tâm là khó, bởi v́ trí tuệ của chúng sanh thời này không đủ mức độ sắc bén và tinh tế nhạy cảm để ghi nhận đă đành rồi mà cho đến hơi thở ra vào cũng vẫn tiếp tục là một đề mục gần-như-là-trừu-tượng.

Tôi nhấn mạnh, gần-như-là-trừu-tượng. Trừu tượng đến mức chúng ta chỉ theo dơi trong ṿng nửa giờ đồng hồ là đă bắt đầu muốn vô “nhập định dục giới” rồi, đó là buồn ngủ. Cho nên Ngài Mahasi mới dùng phương pháp phồng xộp để cụ thể hóa hơi thở của ḿnh. Cái hơi thở ra vào vốn không có h́nh sắc. Chúng ta học về sinh vật chúng ta cũng hiểu hơi thở chỉ là chất khí mà thôi, nạp vào là oxy, thở ra là cacbonic tức thán khí. Chúng ta cảm nhận được bằng các thí nghiệm hóa học, không thể nh́n thấy bằng mắt, không khác ǵ những vận động của các nguyên tử, điện tử, quang tử v.v… cũng tương tự như vậy. Cho nên Ngài mới nói “Tôi dùng phương pháp phồng xộp để ai có cơ duyên đối với tâm quán niệm xứ th́ trong khi theo dơi cái phồng xộp đó họ sẽ có điều kiện nh́n ngắm một cách kỹ lưỡng và tận tường từng tâm trạng của ḿnh trong mỗi mỗi phút giây”.#vietheravada.net

Tôi ví dụ hơi phàm tục một chút xíu, ví dụ này mang tính phản bội chúng tôi. Chúng tôi đang nói về thiền, chúng ta coi phim video, những pha mà họ tung chưởng ra đ̣n ra chiêu hơi nhanh, ḿnh thấy hấp dẫn muốn xem lại th́ ḿnh làm như thế nào? Có hai cách: (1) Ḿnh quay trả lại đoạn đó. (2) Nếu máy tốt ḿnh bấm nút pause để thấy được đàn chỉ thần công, thấy được nhất dương chỉ, thấy được kim cang chỉ, thấy được những tuyệt chiêu tuyệt chỉ của cửu âm chân kinh cửu dương chân kinh v.v… kể cả càn khôn đại nă di tâm pháp của Trương Vô Kỵ.

Theo dơi hơi thở ở đây là ǵ ? Theo dơi hơi thở đây chính là chúng ta bấm nút pause đối với nội tâm của chính ḿnh. Bấm nút pause cho nó đứng lại bởi v́ nội tâm chúng ta luôn sanh diệt. Bây giờ đưa nó vào màn ảnh của hơi thở th́ ngài nói rằng: “Tôi sử dụng phương tiện phồng xộp chẳng qua là với ư nghĩa phương tiện. Để từ đó ai có duyên với tâm quán niệm xứ th́ sẽ y cứ vào đây mà nhận ra bản tâm của ḿnh. Đối với ai có cơ duyên với thân quán niệm xứ th́ sẽ thông qua hơi thở phồng xộp này mà nhận diện được cái vô thường, vô ngă của thân. C̣n ai có cơ duyên với pháp quán niệm xứ th́ sẽ thông qua cái phồng xộp này mà nhận ra được năm triền cái, thất giác chi, tứ diệu đế, bát chánh đạo trong chính bản thân ḿnh. Đó là phương tiện của tôi.” Đó là ư nghĩa thứ nhất.

Ư nghĩa thứ hai, Ngài Mahasi giải thích phồng xộp theo Vi diệu pháp. Xét về hiện tượng phồng xộp chính là sự vận động của vùng bụng, vùng bụng ở ngoài là da, kế đến là lớp mỡ sa, đều là Sắc pháp. Sắc pháp ở đây nổi bật là đất nước lửa gió. Vùng bụng của ḿnh cơ bản trước hết là Đất, sở dĩ nhúc nhích được, ra vào được, có sự di động là do sự điều động của phong đại là Gió. Địa-đại, bản chất của nó là bất động, cứng hoặc mềm, nhưng nó di động là nhờ vào sự tác động của phong đại là Gió. Làm thế nào để có được sự kết hợp nhuần nhuyễn, có được một mối tương hỗ hết sức chặt chẽ giữa phong đại và địa đại này? Ở đây đ̣i hỏi sự huy động và sự vận dụng của ư thức. Trong kinh nói, dầu chúng ta không hề nhớ đến, hơi thở vẫn ra và vẫn vào, đó chính là sự vô ngă của các pháp. Tôi xin nhắc lại câu nói hôm trước là “tất cả sự nghiệp của chúng ta, những ngôi nhà ba bốn tầng, những tài sản trị giá hàng năm bảy trăm cây vàng, những danh vọng, những chức vị của chúng ta trong xă hội đều được đặt cơ sở trên một khối thịt mấy chục kư lô này thôi, và mấy chục kư lô này nó được quy định thời gian tồn tại bởi hơi thở ra vào.” Hơi thở ra mà không có hơi thở vào th́ kể như là mất hết.

Ngài Mahasi nói, tôi sử dụng, tôi tạm mượn phương tiện phồng xộp để các thiền sinh nhờ vào đó mà phát triển nội tâm của ḿnh. C̣n ai đó tự đưa đến sự ngộ nhận do bản thân ḿnh hay do họ quá tin tưởng vào cái chức danh cái danh vị của tôi trong cộng đồng Phật giáo đoàn mà họ ngộ nhận rằng đó là chân thật th́ đó chẳng khác nào trường hợp bên kinh Bắc Tông họ nói rằng “không chịu nh́n mặt trăng mà cứ nh́n ngón tay”.
Ở đây Ngài Mahasi muốn nói rằng phương tiện phồng xẹp mà ngài dùng để hướng dẫn thiền sinh chính là ngón tay để chỉ mặt trăng. Chúng ta thiền định là để thấy được bản chất cả thân tâm, tức là để nh́n thấy mặt trăng, chứ không phải chúng ta ôm ấp ngón tay phồng xẹp đâu. Ai ôm ấp ngón tay phồng xẹp th́ người đó suốt đời không bao giờ thấy được mặt trăng. Tính ra trong số Phật tử của ḿnh đă có được bao nhiêu người thất được mặt trăng? Đại đa số chỉ thấy ngón tay. Có người thấy được cả bàn tay chứ chưa thấy được ngón tay. Ai có tŕnh độ kha khá th́ thấy được một quầng sáng của mặt trăng sau một đám mây mù dày kịt. Đại khái là như vậy.

Như trong cuộc họp mặt ngày hôm qua giữa tôi với một ít Phật tử trẻ, tôi có nhắc đến một vấn đề, đó là thái độ sống của Phật tử chúng ta. Nghĩa là sao? Chúng ta đừng bao giờ bị lệ thuộc vào bất cứ vấn đề ǵ thuộc tâm lư vật lư sinh lư của bản thân ḿnh hoặc của người khác. Bởi v́ một khi như vậy chúng ta đă tự đánh mất tự do của ḿnh. Mà một trong những cốt lơi căn bản của lư tưởng tu hành Đức Phật đưa ra cho chúng ta đó chính là tinh thần tự do. Chúng ta không thể nào bị lệ thuộc vào một ít công phu tu hành của ḿnh như là một tháng tám ngày bát quan, một đêm vài giờ thiền định hay là một tháng hai lần nghe Pháp. Nếu chúng ta có thể tự ḿnh vừa ḷng với chừng đó công phu để rồi dừng lại th́ chưa đủ. Như vậy chúng ta chưa thật sự được tự do bởi v́ chúng ta c̣n bị ràng buộc bởi cái gọi là thỏa măn.

Tôi nhớ một vị du sĩ ngoại đạo thời Đức Phật, ông vốn là cậu ruột của ngài Sariputta (Xá Lợi Phất), tên là Dīghanakha.Trong tiếng Phạn Dīgha nghĩa là dài, nakha là móng tay. Dīghanakha dịch là ‘trường trảo nhân sĩ’. Móng tay ông dài lắm, ông rất giỏi. Trong kinh nói rằng trong ngôi làng có một bà trưởng giả rất đẹp, có biệt danh là Sari, Sari có nghĩa là ‘người có vẻ đẹp’. Putta có nghĩa là ‘con’. Sariputta Tàu âm là Xá Lợi Phất, Sariputta dịch ra có nghĩa là con của bà Sari. B́nh thường bà là một thục nữ yểu điệu, đảm đang trung hậu. Tuy nhiên trong thời gian mang thai ngài Xá Lợi Phất, tự nhiên bà khôn lanh ứng đối chặt chẽ. Hầu như đời sống tâm lư của bà có một cuộc hoán chuyển rất lớn. Em bà -- người cậu ruột của ngài Xá Lợi Phất thấy như vậy mới nghĩ, chị của ḿnh b́nh thường tánh lờ đờ khờ khạo, người ta mang thai hay bị ói mửa ớn cơm tanh cá, lo ngủ lo dưỡng sức rồi lo đi nghỉ mát để dưỡng thai, c̣n ‘bà cố’ này trong thời gian mang thai lại lanh lẹ hơn lúc b́nh thường. Với kiến thức của ḿnh ông đoán đứa cháu nằm trong bụng chị ḿnh là bậc đại trí sau này. Trong kinh nói rằng ông rất kiêu ngạo và nghĩ rằng không khéo th́ ḿnh thua đứa bé sau này. Theo một số tài liệu, ông bỏ ra 16 năm trời để đọc sách và tự dặn ḷng là không ra khỏi pḥng, không thèm cắt móng tay. Riết rồi móng tay ngày càng ra dài và khoanh tṛn lại cuối cùng người ta gọi là Dīghanakha là ‘trường trảo du sĩ’. Tất cả các môn học trong đương thời ông đều học hết. Trải qua 16 năm ngài Xá Lợi Phất lớn lên trở thành một thanh niên, ngài đi truyền đạo và trở thành một vị Thánh tăng. Chuyện đó tôi khỏi cần nhắc lại v́ các vị ở đây đều tinh thông hết rồi. Dīghanakha đi t́m ngài Xá Lợi Phất hỏi đạo. Nhưng trước khi gặp ngài Xá Lợi Phất th́ Dīghanakha chợt suy nghĩ, cháu ḿnh đă nghe vang danh là bậc tướng quân chánh pháp tức là đệ tử trưởng tràng của một vị giáo chủ. Với trí tuệ của cháu ḿnh mà chấp nhận làm đệ tử của một nhân vật nào đó th́ hiển nhiên nhân vật này phải ghê gớm đến dường nào. Vậy là ông đến gặp Đức Phật. Không biết là may hay rủi cho ông. Xét về một góc độ nào đó th́ phải nói rằng ông rủi v́ ông gặp một đối thủ không cân sức v́ 20 năm trên giang hồ ông chưa t́m thấy đối thủ, ông vẫn tự xưng là “Độc cô cầu bại”. Khi gặp Đức Phật ông nói như thế này, gần giống như câu của Karl Marx: “Thưa sa môn Gotama không có ǵ thuộc về loài người mà xa lạ đối với tôi, tuy nhiên tôi không hề chấp thủ tất cả những kiến thức đó”.

Ổng khoe ổng giỏi nhưng sau đó ông khiêm tốn một cách đáng ghét. Ư ông nói là tôi sở hữu tất cả kiến thức nhưng tôi không thèm chấp thủ những cái đó, đó là đồ rơm rác. Một lần nữa ông muốn tự nâng cao ḿnh, nghĩa là ta giỏi nhưng ta không màng ǵ đến chuyện ta giỏi.

Đức Phật mới hỏi nhỏ một câu: “Nhưng mà Dīghanakha này, ngươi mới vừa nói ngươi không chấp thủ những kiến thức mà ngươi đă sở hữu tuy nhiên ngươi có bao giờ nghĩ đến chuyện rằng ḿnh không chấp thủ những kiến thức đó không. Dīghanakha trả lời có. Ngài nói: Như vậy lại tiếp tục là một chấp thủ. Quư vị có hiểu không? Ḿnh không biết đạo, ḿnh coi như đây là ngôi nhà của ḿnh, đó là một cái chấp thủ. Nhưng khi ḿnh đă biết đạo rồi ḿnh thấy rằng ngôi nhà này chỉ là sương khói phù du là vô ngă không phải nhà của tôi cho nên nhà có bị cháy tôi vẫn mỉm cười thoải mái. Đó là một tŕnh độ rất tốt, tuy nhiên sau cái mỉm cười thoải mái đó tôi lại vui vẻ nghĩ rằng tôi có tŕnh độ rất cao, nhà cháy mà vẫn cười. Như vậy là tôi vô t́nh mắc vào một cái sở tri kiến khác, tế nhị và nguy hiểm hơn.

Chúng ta tiếp tục từ cái lao tù này qua một lao tù khác. Có ǵ đâu, thay v́ bị quản thúc bị giam nhốt ở trong một cái xà lim hai mét vuông, chúng ta nhờ học ở Phật Pháp chúng ta ra khỏi xà lim đó bước sang một cái pḥng giam khác rộng hơn, hai mươi mét vuông. Ăn học một thời gian, tu thiền một thời gian th́ pḥng giam của chúng ta được bốn mươi mét vuông. Ăn học một thời gian, tu học một thời gian, trí tuệ phát triển thêm một mức độ nữa th́ chúng ta được thả lỏng ra ngoài nhưng bị giam lỏng nghĩa là đi đâu cũng bị người ta kiểm soát và kiềm chế cả. Đó chính là điều chúng tôi muốn nói trong đêm nay. Tôi không hiểu được lư vô ngă, đó là cái tệ của tôi. Tôi hiểu được lư vô ngă đó là cái hay của tôi, nhưng tôi chấp thủ rằng tôi hiểu được Phật Pháp th́ đó là cái tệ của tôi. Tôi vượt qua giai đoạn không chấp thủ những kiến thức Phật pháp, đó là cái hay của tôi. Nhưng tôi lại tiếp tục chấp thủ rằng tôi không chấp thủ cái không không chấp thủ đó, tôi lại tiếp tục rơi vào một cái tệ khác.#vietheravada.net

Sau khi nghe bài pháp xong th́ Dikhanakha xin xuất gia tại chỗ, c̣n ngài Xá Lợi Phất đắc A-la-hán ngay tại chỗ.

Rồi một giai thoại khác, ngài A-nậu-đà-la (tiếng Pāḷi là Anuruddha), ngài là đệ nhất thiên nhăn.Trong kinh nói, trái đất ḿnh nó chỉ là hạt cát trong vũ trụ bao la này thôi, mỗi một thế giới theo từ trong kinh gồm 31 cơi chia làm bốn tầng: tầng đọa xứ, tầng nhân giới, tầng dục giới,và tầng Phạm thiên giới. Tầng Phạm thiên giới lại chia ra làm hai tầng nữa đó là tầng Sắc giới và Vô sắc giới, mà 31 cơi như vậy được gọi là một thế giới. Tức là trái đất của ḿnh các nhà khoa học dù có thám hiểm đến mấy đi nữa th́ họ chỉ quẩn quanh trong cái không gian thái dương hệ của ḿnh thôi không thể đi xa hơn được nữa và với những phương tiện kính viễn vọng họ chỉ nh́n thấy chứ không đếm được những thiên thể cách xa chúng ta hàng triệu năm ánh sáng. Định vị được nó, xác định được một phần nào đó về điều kiện khí hậu hoặc là trong vấn đề hóa học hoặc một vấn đề sinh thái nào trên đó thôi mà vẫn bằng thị giác chứ không thể nào bằng xúc giác hoặc đặt chân trực tiếp lên đó. Như vậy chúng ta đă thấy được sự mênh mông của vũ trụ, của cái gọi là thế giới này rồi. Ấy thế mà trước khi trở thành vị A-la-hán, ngài A-nậu-đà-la lúc đó mới chứng Sơ quả là ngũ thông, ngài có thể nh́n thấy một ngàn thế giới như vậy. Tức là một thế giới gồm 31 cơi và một ngàn thế giới tức là 31 x 1000. Sau một bữa trưa thiền định ngài trở vào gặp Tôn giả Xá Lợi Phất. Ngài nói, nói rất dễ thương chứ không như các Phật tử Đà Nẵng:

-Thưa sư huynh, Đệ rất mừng khi công phu tu hành của ḿnh có phần nào tiến bộ. Hôm nay Đệ có thể nh́n thấy 1000 thế giới một cách rơ ràng, tinh tường, chính xác, tinh vi, chi li, rơ rệt, rạch ṛi như là người ta nh́n những trái sung trong ḷng bàn tay vậy.

Các vị biết ngài Xá Lợi Phất trả lời sao không? Nếu gặp ḿnh, sẽ có hai thái độ. Một là ḿnh ganh tị, ḿnh nói: “Xí, cái đó đồ bỏ”. Hai là ḿnh sẽ hoan hỷ mừng khen người sư đệ: “Thật là tuyệt vời, tuyệt kỹ công phu, tuyệt chiêu kiếm pháp”. Nhưng ngài Xá Lợi Phất th́ không. Ngài nghe như vậy ngài mỉm cười nói:

-Cái đó chưa phải là tiến bộ đâu hiền giả. Hiền giả nghĩ như vậy là hiền giả đang rơi vào kiêu mạn rồi.

Có hai cái sánh với nhau “Phật dữ Phật tri, Thánh dữ Thánh tri”. Thánh hiểu Thánh, Phật hiểu Phật, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Gặp ông sư huynh như vậy ngài A-nậu-đà-la cũng chẳng phải là tay vừa. Ḿnh đem khoe công phu tuyệt kỹ với sư huynh mà sư huynh chẳng những không khen mà c̣n nói rằng đó là kiêu mạn mà sư đệ cần phải khắc phục. Nghe như vậy ngài trở ra tiếp tục lần này không quan tâm đến vấn đề thiên nhăn nữa mà ngài quan tâm đến thân thọ tâm pháp để sau đó trở thành một vị A-la-hán như ngài Xá Lợi Phất và trở thành một trong 47 vị Đại cao đồ của Đức Phật Thích Ca.

Chúng ta có làm được điều đó không? Tiến bộ được chút xíu là chúng ta thoả măn chúng ta tự đắc chúng ta tự hào. Chúng tôi nhớ La Fontaine có viết cho chúng ta một câu chuyện ngụ ngôn, tôi kể nhưng tôi sợ quư vị giận tôi, trong thời gian tôi c̣n ở Đà Nẵng nhiều khi tôi muốn thêm bạn bớt thù. Ông kể cho ḿnh nghe một câu chuyện như thế này:

Có một con ếch t́nh cờ thấy một con ḅ bự quá, to quá. Nó nghĩ: “Ôi đâu có khó. Chịu khó ph́nh bụng ra th́ nó to chứ có ǵ đâu”. Nhưng nó quên rằng cơ cấu sinh học trong con ḅ và con ếch đâu có giống nhau. Con ếch ráng hít hơi phồng và kết quả là cuối cùng nó bể cha cái bụng.
Khi nội lực của chúng ta chưa đến mức nào đó, mà cái ngộ nhận nó đi trước nội lực của ḿnh th́ coi chừng chúng ta rơi vào hiện tượng mà bên thuật ngữ khoa học người ta gọi là “tẩu hoả nhập ma”. Nếu may mắn gặp được cao nhân tiền bối người ta điều trị cho, c̣n nếu tẩu hoả nhập ma về tâm lư th́ tôi nghĩ rằng bó tay.

Đêm nay chúng tôi muốn nhắc đến một vấn đề khác. Đó là vấn đề chúng ta ngoài khuynh hướng tự măn ở bản thân ḿnh giam tù ḿnh, ta c̣n có một khuynh hướng khác: đó là tù nhân mà lại muốn đi bảo lănh một tù nhân khác.

Tôi sinh ra ở miền tây, tôi đi tu rất sớm mới tám tuổi thôi, do đó những kư ức những kỷ niệm những kinh nghiệm sống ở quê tôi hơi kém, trừ ra những kiến thức từ chương và sách vở, chẳng hạn những kinh nghiệm về đi cầu khỉ. Các bạn xem video những băng Mưa bụi 1, Mưa bụi 2 có những cảnh quê cảnh đi cầu khỉ, đại khái là như vậy. Trong một chuyến về thăm quê ở miền Tây nam bộ của tôi, tôi đi cầu khỉ không được, ở dưới mang dép trên mặc y mới mang dèm Thái, không phải tôi sang trọng ǵ ai cho ǵ th́ xài nấy thôi. Đi dưới quê śnh lên đến mắc cá, nguyên đoàn có cô Phật tử, cô tỏ ra linh hoạt có nét giống như Phật tử Đà Nẵng ḿnh đó. Bản thân là dân ở tù nhưng thích kư đơn bảo lănh cho người ta được tại ngoại hầu tra. Cô đứng ở đầu cầu chiều dài hơn 10m, độ lớn của cây dừa chỉ bằng cườm chân khẳng khiu của tôi thôi mà tay vịn của nó chắc bằng cườm tay của tôi. Dân chuyên gia đi cầu khỉ có thể chạy trên đó được. Quư vị tưởng tượng cầu bằng thân dừa dài hơn 10m cách mặt nước khoảng 3m mà khẳng khiu như thế đó làm sao mà đi. Bữa đó trời mưa lâm râm rất trơn trợt tôi đứng trên cầu có cảm giác chẳng khác ǵ Bồ tát trong đêm trước khi giác ngộ, phân vân giữa đôi bờ mê và giác dứt khoát là qua mà không biết có qua không đây.

Cô gái dân địa phương thao thao bất tuyệt giảng cho tôi nghe về cách qua cầu. Tôi đi trước cổ đi sau. Cổ hướng dẫn:

-Tay sư cầm dép, chân bám chặt các ngón chứ không phải bám chặt bàn chân vào cầu, đi từng bước và nhớ đừng nh́n chung quanh. Đặc biệt là đừng nh́n xuống nước chóng mặt sẽ rơi xuống ngay.

Cô nói vừa dứt câu th́ tôi nghe một cái “đùng”. Cô gái lọt xuống trước tôi.

Cái kinh nghiệm tu hành của chúng ta nằm ở chỗ đó. Chúng ta đang ở tù mà dám kư giấy bảo lănh cho người ta tại ngoại. Phật pháp học chưa bao nhiêu hết nhưng gặp các Phật tử là thao thao bất tuyệt giảng về giới định tuệ v.v… Để rồi chúng ta rớt một cái đùng. Kẻ đến sau họ nh́n chúng ta họ cười. Họ chưa nhận được sự giúp đỡ nào của chúng ta cả, trước mắt họ nh́n chúng ta ngă gục.

Tôi chưa một lần giác ngộ chắc các vị tin mà nhưng tôi có một điều vừa may mắn vừa kiêm rủi ro. Đó là ít nhất trong ṿng thời gian 14 tháng trở lại đây tôi đă hai lần có mặt tại pḥng cấp cứu và tôi đă trực diện với cảm giác tâm sinh lư của người đứng ngay ngưỡng cửa thần chết, thở không ra hơi. Lúc đó bao nhiêu kiến thức về Uẩn xứ giới đế, Duyên sinh, Duyên hệ, Vi diệu pháp, Tạng Kinh, Tạng Luận, Tạng Luật, tiếng này tiếng nọ… thấy ghét vô cùng, tôi nhớ không nắm được cái nào hết. Lúc đó tôi nghĩ, tại sao ḿnh không có chỗ nắm. Sau đó tôi về tôi viết một trang nhật kư về tâm trạng ngay lúc đó. Tôi lập tức t́m chỗ nắm cho tôi và tôi nghĩ rằng đó là một kinh nghiệm sống gần như phải trả giá bằng sinh mạng để tôi có được cái kinh nghiệm, kinh nghiệm trong giây phút đó, giây phút thở không ra hơi. Đặc biệt là trong lúc chuyển tôi từ dọc đường chuyển vào bệnh viện. Họ cáng tôi lên cầu thang bằng băng ca, mà những người cáng lại là Phật tử thay v́ y tá cáng. Những Phật tử họ thương ḿnh, chính v́ t́nh thương đó lại hại ḿnh. Khi họ cáng tôi trên băng ca họ để đầu tôi đi phía dưới c̣n chân th́ đưa phía trên. Thế là tôi không đủ oxy để thở, tôi nói không được, tay th́ vịn hờ thành băng ca và tôi cứ ngớp ngớp để lấy từng chút không khí. Cô y tá đi kế bên thấy vậy la lên: “Ông thầy bị ngộp, ông thầy bị ngộp”. Lúc đó họ mới nâng đầu lên cho tôi thở. Nếu không có cô y tá th́ hôm nay tôi đă ngậm cười nơi chín suối rồi. Ở giây phút đó chúng ta mới trực nhận được cái chết của chính ḿnh, c̣n b́nh thường chúng ta chưa để ư tới. Chúng ta hăy nhớ một điều rằng, tâm lư chúng ta, trừ các bậc thánh th́ đại đa phần t́nh trạng tâm lư của chúng sanh ḿnh luôn được quy định bởi t́nh trạng của sinh lư. B́nh thường nhanh nhẹn, sắc bén, bén nhạy, lanh lợi và có thể là b́nh tĩnh, can đảm, kiên cường, nhưng đến lúc có vấn đề trong thể xác này rồi th́ những kiến thức những kinh nghiệm về Phật Pháp nếu nói một cách hơi tàn nhẫn là trở nên vô nghĩa. Chúng ta đừng nghĩ rằng “tôi đă từng dự những khóa tu thiền với ngài Kim triệu, ngài Hộ Pháp, ngài Giới Nghiêm năm ba tháng”, “tôi đă từng đảnh lễ ngài Narada”, “tôi đă từng chiêm bái xá lợi”… Ḿnh cứ đơn giản nhớ lại một kinh nghiệm mà dường như tôi đă có nhắc tại Đà Nẵng này:

Để kiểm tra nội tâm của ḿnh, ngày xưa một vị thiền sư đă để trong thiền thất của ḿnh ba cái tô. Một tô đựng đậu đen, một tô đựng đậu trắng và một tô không. Ngài ngồi theo dơi nội tâm, không theo dơi như trong kinh mà ngài theo dơi trực tiếp. Khi một thiện tâm khởi lên ngài nhặt một hạt đậu trắng để ra. Khi nào một ác tâm khởi lên ngài nhặt một hạt đậu đen để ra. Như quư vị cũng biết, sau một thời gian đầu khoảng một năm kết quả có một tô đậu đen và vài hạt đậu trắng. Khi ḿnh vắt chân lên ngồi là bất thiện đă khởi lên. Ḿnh nhớ đến ông sư kia hồi năy gặp ḿnh quên chào, cô Phật tử kia gặp ḿnh mặt không được dễ chịu, chánh điện dơ không ai quét, b́nh bông héo không ai dẹp. Mỗi vọng tưởng, mỗi suy nghĩ khởi lên như vậy ngài nhặt ra một hạt đậu đen. Một thời gian sau 2/3 đậu đen, 1/3 đậu trắng. Một thời gian sau ½ đậu đen ½ đậu trắng, một thời gian sau 1/3 đậu đen 2/3 đậu trắng, một thời gian sau 3/4 đậu trắng 1/4 đậu đen, một thời gian sau nữa 4/5 đậu trắng 1/5 đậu đen. Cứ như thế cho đến sau cùng th́ trong tô của Ngài toàn đậu trắng không thôi. Chúng ta th́ sao. Chúng ta chỉ cần mua một muỗng cafe đậu trắng thôi, c̣n đậu đen ḿnh làm vài thúng. Chỉ có cách đó ḿnh mới xử lư nội tâm của ḿnh thôi. Ḿnh phải trung thực với ḷng ḿnh như vậy. Các vị hành thiền như vậy th́ nội tiền mua đậu đen thôi cũng không c̣n tiền ăn Tết. Cho nên vấn đề tôi muốn nhắn gửi đến quư vị Phật tử là:

Chúng ta phải luôn luôn tự biết kiểm tra chính ḿnh bằng tất cả tinh thần tự do của Du sĩ Trường Trảo cậu ruột của Ngài Xá Lợi Phất, tinh thần tự do và tự giác của ngài Anuruddha một vị đồng phạm hạnh của Xá Lợi Phất và tinh thần tự giác của vị thiền sư lựa đậu trắng đậu đen để triển khai công án thiền định của ḿnh. Đôi lúc trong việc tu của ḿnh chúng ta không có thầy, không có bạn, thực ra mà nói năm ba cuốn sách, năm ba cuốn băng chưa đủ đâu. V́ cái quan trọng nhất, ông thầy tích cực nhất gần gũi nhất cho ḿnh vẫn chính là ḿnh thôi. Và đôi khi chính sự ngộ nhận, chính sự đi t́m nương đỗ ở các đối tượng khác lại là cạm bẫy cho chính ḿnh. Các vị nếu có dịp nào đó đọc được tác phẩm nếu tôi nhớ không lầm đó là Sớ giải tập A tỳ đàm Câu Xá do ông Thế Thân viết. Ông nói cái cảm giác của con người ḿnh đối với danh và sắc, tại sao chúng ta khổ, là bởi v́ chúng ta không nh́n thấy nó như nó là, cho nên chúng ta tự ḿnh giam hăm ḿnh. Và trong tác phẩm chú giải đó ngài dùng ví dụ một người đi đêm không có đèn đạp phải sợi dây và cứ ngỡ đó là một con rắn. Bản chất của đời sống thật ra không ngọt cũng không đắng, đắng hay ngọt là do ḿnh. Tôi xin lỗi khi dùng ví dụ này, cái đống phẩn là cái đáng gớm đối với ḿnh. Thậm chí ăn một tô bún mắm mà ḿnh quên rửa tay vẫn có thể là nỗi phiền cho người khác chứ đừng nói chi là một đống cụ thể. Nhưng đối với con chó nhà nghèo hay những con chó hoang th́ đống đó là món hạp khẩu của nó. Đó là ví dụ cùng cực.

Bản chất của đời sống này là cay đắng hay ngọt ngào tùy thuộc vào cái nh́n của chúng ta mà thôi. Mà cái quan trọng nhất là chúng ta không thể thay đổi được cuộc đời nhưng ta có thể thay đổi được cách nh́n về cuộc đời. #vietheravada.net

Có một tích truyện trong bài pháp tôi thuyết trong Nam, nếu tôi nhớ không lầm th́ bài pháp đó cũng được ghi âm tại Đà Nẵng và trong bài pháp này tôi vẫn nhắc lại. Ngày xưa bên Tàu có một chàng thanh niên rất đẹp trai, các vị nghiên cứu về văn học Trung hoa chắc cũng biết, nghe tên cũng thấy đẹp rồi, tên là Nhă Tuấn. Rất là đẹp trai, môi trái tim, mũi dọc dừa, chiều cao vừa phải, kư lô cân đối v.v... Vào một ngày kia khi có công việc phải đi sang một xứ khác. Xứ này gọi là xứ La Sát. Nghe tiếng La Sát là các vị cũng đă biết rồi. La Sát hiểu nôm na là quỷ. Xứ này không phải là quỷ nhưng người ở xứ này xấu lắm. Giống như hôm nay chúng ta qua những xứ Ethiopia, Uganda hay một số xứ sống bán khai bên châu Phi, dân bản địa rất xấu. Cái xứ mà nếu tôi lọt qua bên ấy tôi sẽ được xem là người mẫu như thường theo con mắt nh́n của chúng ta. Nhă Tuấn vốn tự măn với sắc đẹp của ḿnh cho nên đi đâu cũng vênh váo, khinh khi người, nghĩ rằng ḿnh đẹp. Đi dưới đất mà cái mặt hếch lên trời, và cái tự măn này kéo dài cho đến khi chàng ta đến xứ La Sát. Có một điều làm cho Nhă Tuấn rất ngạc nhiên là người dân xứ này con mắt nằm đàng sau, lỗ tai nằm trước trán. Ở những chỗ cao sang quyền quư, những chỗ sang trọng, hội họp dạ hội tiệc tùng, những người quư phái ăn mặc sang trọng th́ càng dị h́nh dị tướng. Nhất là những cô gái càng được các chàng trai theo đuổi một cách say mê th́ sắc diện càng xấu kinh khủng. C̣n nói riêng về Nhă Tuấn, đi đến đâu con nít đang khóc th́ nín khóc, nó đang cười th́ nó bật khóc, người lớn đóng cửa lại, người già th́ xỉu, những người yếu tim th́ bị tai biến mạch máu năo hay bị lên tăng-xông v.v… Lúc bấy giờ Nhă Tuấn nhận thấy rằng ḿnh là hiện tượng kinh hoàng cho xứ La Sát. Đi mấy ngày trời ai gặp ḿnh đều đóng cửa, anh ta phải uống nước suối, phải ăn trái cây rừng, ăn lá ăn củ ăn rễ chứ không được ăn cơm. Sau cùng có một cụ già trong xứ La Sát, h́nh thù của ông cũng rùng rợn lắm, chắc cũng là người mẫu của xứ đó. Do ḷng nhân từ ông mới nói nhỏ cho Nhă Tuấn nghe:

-Cậu biết xứ sở của tôi vốn hiếu khách lắm, nhưng tại sao người ta sợ cậu không?

Bởi v́ h́nh thù của cậu khác hẳn với mỹ cảm của xứ này, con người của cậu không hợp với xứ này cho nên chúng tôi không chấp nhận được cậu. Thay v́ chúng tôi xem cậu bằng ánh mắt là bạn th́ cậu lại trở thành thù v́ cậu và chúng tôi không giống nhau được, không cùng tần số, và vẻ mặt của cậu không đáp ứng được với mỹ cảm của chúng tôi. Vậy cậu nên tranh thủ t́m cách trở về quê hương của ḿnh đi, cậu hăy nhớ lấy điều đó. Lúc đó Nhă Tuấn nhận ra một điều, th́ ra cái đẹp cái xấu trên cuộc đời này chẳng qua chỉ là một khái niệm tương đối và nó được quy định bởi một không gian và thời gian nhất định nào đó thôi. Chẳng hạn đối với người Mỹ, người Pháp -- nói chung là người Tây phương-- họ đ̣i hỏi một người con gái dễ thương phải là một người con gái linh hoạt, có nhiều kiến thức, hoạt bát, năng động trong những buổi họp mặt. Nhưng đối với nền đạo đức học cũng như nhân cách học của Đông phương người con gái được xem là lư tưởng phải là thùy mị, đoan trang, ít nói, lễ phép, nhẹ nhàng, ôn nhu, hiền ḥa. Chứ con gái mà hút thuốc, uống rượu cụng ly với con trai, bắt tay, gặp người lạ hoắc ôm hôn tỉnh bơ như đối với chồng ḿnh v.v... th́ đạo đức Tây phương chấp nhận được và được xem là mẫu người lư tưởng biết sống có khả năng xă giao đối ngoại; nhưng đối với nền đạo đức Đông phương th́ đó là đứa con gái hư, cần phải được giáo dục, cần phải được tút lại, cần phải được đại tu, cần phải được tân trang lại, chứ không thể nào để nguyên như vậy mà xài.

Chúng ta trở lại vấn đề, cuộc sống này nó ra sao th́ ra, chúng ta không thể nào sửa đổi được nó nhưng chúng ta có thể thay đổi được cách nh́n của ḿnh về nó. Đó là những ngộ nhận. Và tiếp sau đây chúng tôi xin nhắc cho các vị một giai thoại nữa cũng về vấn đề tu học của ḿnh. Các vị hiểu sao th́ hiểu, nhưng tôi hy vọng rằng sau bài pháp này các vị sẽ luôn có rất nhiều thắc mắc là tại sao tôi luôn luôn kể những giai thoại kỳ cục này trong bài pháp đêm nay. Ngày xưa có một đoàn hát, ngày nay tạm gọi là đoàn hát bội hát các tích xưa. Người đóng vai Tào Tháo, người đóng vai Lưu Bị, người đóng vai Triệu tử Long, người đóng vai ma quỷ trong thập điện u-minh v.v… Vào một ngày đoàn hát diễn ở một vùng quê, sau khi diễn xong tuồng có nội dung đại khái là một người đẹp bị một tên ác quỷ bắt cóc. Thế rồi có một vị anh hùng th́nh ĺnh xuất hiện, đến tận hang ổ sào huyệt của con quỷ dữ giải thoát cho người đẹp. Sau đó giữa đôi tâm hồn trẻ nẩy nở mối t́nh tuyệt đẹp. Sau khi diễn xong, trời rất khuya, các diễn viên quá mệt mỏi. Khán giả đă về hết để lại các diễn viên cô đơn với chiếc bóng của ḿnh. Các diễn viên mỏi mệt không thèm tẩy trang, húp qua loa tô cháo gà và vội t́m giấc ngủ giữa chốn đồng hoang bên đống lửa bập bùng. Giữa khuya một người đóng vai La sát trong đoàn thức giấc giải quyết bức bách của ḿnh với khuôn mặt vẫn giữ nguyên nét hóa trang mặt quỷ. Cánh đồng này trước kia nổi tiếng trong thời chiến có rất nhiều người chết. Cùng lúc ấy lại có một bạn diễn cũng thức giấc và nh́n thấy dưới ánh lửa bập bùng một h́nh bóng quỷ với nanh vuốt mắt tai mũi lưỡi không có trật tự hệ thống ǵ cả. Với phản xạ tự nhiên anh ta hét lên “Quỷ!” và vùng chạy. Anh bạn đang giải quyết bức bách nghe la, cũng với phản xạ tự nhiên lập tức khóa ṿi lại chạy theo người bạn của ḿnh đang chạy trước. Bạn bè thấy anh chạy theo th́ càng chạy nhanh hơn v́ cứ tưởng là quỷ hiện h́nh. Anh thấy người bạn chạy càng nhanh th́ anh chạy càng lẹ. Cái nhanh cái lẹ này kéo dài tới sáng. Khi b́nh minh ló dạng họ mới biết là phe ta rượt phe ta.

Cuộc tu hành của chúng ta là như vậy đó. Chúng ta luôn luôn có những ngộ nhận về chính ḿnh, về những người chung quanh. Chúng ta không hề có sự cảm thông nào hết. Có ǵ đâu, một sự lỡ lời nào đó thôi, nếu cảm thông cho nhau th́ mọi việc sẽ qua. Không, đằng này chúng ta đặt cho họ một vấn đề ghê gớm gay cấn nào đó, để rồi chúng ta thù chúng ta oán họ. Đêm nay có một nhân vật vắng mặt cho nên chúng tôi mạnh miệng chúng tôi nói. Đó là cô Bảy em của cô Thi. Hôm đó trong dịp lễ tân gia, cô Bảy nói với tôi: “Nghe sư ra con tính lên thăm mà thấy sư nghỉ, con về.” Quư vị biết không, trong năm tôi bị hai ba lần như vậy nên tôi giận. Tôi đi vượt biên bị nhốt cả tháng trời, người ghẻ không, có hai ba người lên thăm tôi thôi. Tới lúc tôi về được rồi ḿnh mẩy tôi đen như Pol pot, tóc tôi dài như Fulro. Phật tử bu lại, người cho thuốc bổ, người cho tiền, người cho này cho nọ. Người này nói: “Con mà hay sư kẹt ở trỏng, con tuần nào cũng lên thăm”.
Người kia nói: “Con mà biết con bảo lănh cho sư, 24 giờ đồng hồ là sư ra ngoài liền”. Người nọ nói: “Sư khỏi lao động, chỉ đắp y không cần mặc đồ thế”. Ai cũng hứa hẹn với tôi những điều thần tiên tuyệt vời. Tôi mới cay đắng biết rằng họ nói xạo.Tôi bị sốc. Nên khi nghe d́ Bảy nói vậy tôi chực nhớ đến chuyện kia. Thật t́nh tôi không nghĩ d́ Bảy nói xạo nhưng do trí nhớ tai hại của tôi về chuyện kia và do phản ứng lúc đó cái miệng đi trước cái ư nên tôi nói:

-Có hay không th́ nói nha, không có th́ đừng có nói, mắc công tôi mang ơn một cách vô ích uổng lắm!

Thế là d́ Bảy phiền tôi.Tôi nghĩ, không biết lỗi ở ai, có lẽ ở tôi một nửa ở d́ Bảy một nửa. Ở tôi một nửa v́ tôi phát biểu không có tổ chức. C̣n d́ Bảy giận tôi bởi lư do đơn giản là v́ d́ Bảy không chịu nh́n nhận tôi là một diễn viên trong đoàn mà nh́n tôi bằng ánh mắt là một con La Sát. Thế là cả tháng nay d́ Bảy đâu có lên gặp tôi. Một cuộc rượt đuổi nhau trong cái ân t́nh dâu biển. Sống không bao lâu mà cứ lo hiểu lầm nhau như vậy chúng ta được cái ǵ không? Không được ǵ hết.

Cho nên ḿnh có dịp hăy cảm thông nhau, chuyện nhỏ đừng xé ra to, dàn xếp được chuyện nào th́ dàn xếp chuyên ấy. Đời vốn đă ngộ nhận rồi, một nhạc sĩ nào đó đă từng nhắc nhở chúng ta: “Hăy cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ.” Hăy luôn luôn phát hiện ra những lầm lỡ của ḿnh. Chúng ta có lắm điều sai trái mà ḿnh không mấy khi chịu trực diện nh́n ra nó. Điều này chúng tôi đă nhiều lần nhắc ở trong Nam cũng như nhắc ở ngoài Trung. Phật tử miền Nam miền Trung nói riêng và Phật tử Việt Nam nói chung có một điểm ưu việt mà chúng tôi thường hay tán dương đó là trí nhớ hơi kém, cho nên những vấn đề nào mà chúng tôi nhắc cho các vị trong bài pháp trước kỳ sau chúng tôi nhắc lại các vị vẫn hoan hỷ. Các vị quên hết trơn hết trọi cho nên tôi không cần học hỏi nghiên cứu ǵ thêm cứ việc nhắc đi nhắc lại hoài như nhai kẹo chewingum vậy, tôi vẫn được tán dương là một người bác học. Chúng ta thường tự dối gạt ḿnh, tự cho phép ḿnh đam mê một cái ǵ đó, giận hờn một ai đó, ngộ nhận hoặc có thành kiến hoặc có ác cảm với một ai đó. Tự cho phép rằng đó là sự hợp lư, đó là điều phải có, đó là điều thích đáng mà thực ra th́ chúng ta thiếu khách quan thiếu trung thực thiếu sáng suốt. Chúng ta không phải là người đứng ngoài cuộc nh́n vào mà chúng ta là người đứng trong cuộc nh́n ra.Chính v́ vậy mà chúng ta bị rơi vào cái cảm giác, vào cái t́nh trạng mà chúng tôi gọi là ngộ nhận.

Trường hợp mà ngài A-nậu-đà-la chấp thủ vào khả năng ghi nhận của ḿnh, trường hợp du sĩ Trường Trảo chấp thủ vào kiến thức của ḿnh, đó chính là bài học cho chúng ta. Chúng ta hôm nay có những điều mà chúng tôi nói theo ngôn ngữ của cụ Nguyễn Du thời xưa hơn 200 năm về trước: “T́nh trong như đă mặt ngoài c̣n e”. Tức là phiền năo giữ trong bụng nhưng luôn luôn dùng biện pháp h́nh thức lịch sự nào đó mà một người có học bắt buộc phải giữ: phải giữ cho ḿnh một thái độ xử sự tốt nhưng thật ra trong bụng chúng ta không phải như vậy, muốn chửi người ta lắm nhưng không dám chửi vẫn giữ ấm ức trong ḷng ḿnh, hiểu sai nhưng không dám hỏi sợ rằng hỏi như vậy là nhục, muốn gặp người ta để xin lỗi nhưng sợ người ta nghĩ rằng ḿnh yếu cơ hơn. Tại sao như vậy? Hăy khách quan với chính ḿnh hăy nh́n ngắm chính ḿnh. Lúc năy ḿnh là La Sát, người ta là La Sát. La Sát trong vở kịch cuộc đời mà thôi, chứ không hề là ǵ khác đâu. Đừng bao giờ để rơi vào t́nh cảnh ngoài t́nh cảnh thứ nhất mà tôi nói là: “T́nh trong như đă mặt ngoài c̣n e”. C̣n đối tham ái là: “ Đưa tay mà ngắt ngọn ng̣.Thương em đứt ruột giả đ̣ làm lơ.” Các trường hợp này không nên.

Bài pháp đến đây đă gần trọn băng và chúng tôi cũng đoán chừng là các vị cũng mệt mỏi và những ǵ chúng tôi sẽ nhận được từ bài pháp này cũng vừa. Chúng tôi xin chấm dứt ở đây. Người ta nói “no mất ngon giận mất khôn”, “nói nhiều mất hay”. Tôi sợ nhất là trường hợp nói dài nói dở nói dai. Chúng tôi xin kết thúc bài pháp ở đây.

Chúng tôi xin thành tâm chia sẻ những công đức này đến các vị Phật tử, trước hết vạn sự như ư sau thành tựu tất cả những trí tuệ vừa đủ để hiểu được thấu suốt, để hội nhập được những ǵ chúng tôi vừa tŕnh bày như là một chút san sẻ chân t́nh của chúng tôi đối với sự tu tập của quư vị. Mong rằng trong thời gian chúng tôi c̣n ở trong Nam chúng ta có thể gặp nhau trong những sự trao đổi, những thắc mắc, những giải đáp nếu quư vị cảm thấy cần. Phần phước báu của pháp thí thanh cao này chúng tôi cũng không quên hồi hướng đến tất cả các Chư thiên nhất là Đức trời Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương, tất cả Chư thiên hộ tŕ Phật giáo, cũng như những vị Chư thiên vẫn luôn hộ tŕ chúng ta trong từng năm từng tháng trong cuộc đời tu tập cũng như trong đời sống xă hội. Xin cho tất cả luôn luôn được vạn sự như ư. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (#vietheravada.net)

TK Giác Nguyên giảng

 

 

BACK

 

Home