MAJJHIMANIKĀYA- TRUNG BỘ KINH

Chú giải Trung Bộ Kinh

Bài 8: Sallekhasuttavaṇṇanā

(Nhiều người dịch)

Giải Thích Kinh Đoạn Giảm
[81] Bài kinh Đoạn Giảm bắt đầu ‘Evaṃ me sutaṃ = Tôi đă nghe như vầy’. Ở đây từ Mahācunda là tên gọi của vị Trưởng lăo. ‘Sāyanhasamayanti = vào lúc xế chiều’ là vào buổi xế chiều. Nơi thanh vắng tức là tránh sự tiếp xúc đối với mọi loài chúng sanh, gọi là nơi ẩn cư trong từ ‘sau khi đi ra khỏi nơi ẩn cư = Paṭisallānā vuṭṭhito’ này được giải thích rằng ‘sống độc cư, sống nơi thanh vắng’. Người đă ra khỏi nơi ấy gọi là người rời khỏi nơi ẩn dật. V́ vậy, Đại đức Ānanda mới nới rằng ‘rời khỏi nơi sống ẩn dật’. Sau khi đê đầu đảnh lễ Thế Tôn nghĩa là bày tỏ ḷng thành kính đối với Thế Tôn bằng đầu phối hợp với việc đưa cả 10 ngón tay vào ḷng bàn tay [h́nh búp sen] chắp tay đảnh lễ, hoặc khi đảnh lễ Thế Tôn, Ngài sẽ nói như sau ‘chúc ông an lạc, này Cunda’.
Biết rằng Đức Thế Tôn khi có người đảnh lễ sẽ giương cao cần cổ tựa như cái trống vàng đă trỗi lên, cất lên âm thanh giống như âm thanh Phạm thiên du dương êm dịu, say đắm giống như việc tẩy sạch vết nhơ với nước thánh, Ngài nói rơ tên của vị đó ‘chúc ông an lạc’, câu này là tục lệ của chư Phật.
Vấn đề này được dẫn chứng từ bài kinh Đế Thích Sở Vấn như thế sau: ‘khi Thiên tử Pañcasikha hỏi, kính bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka, hội chứng Chư thiên cùng với các quần thiên và đoàn tuỳ tùng xin đê đầu cung kính đảnh lễ dưới đôi bàn chân của Thế Tôn. Thiên tử Pañcasikha nguyện cho Thiên chủ Sakka, hội chúng Chư thiên cùng với các quần thiên và đoàn tuỳ tùng hăy được sự an vui, v́ tất cả Chư thiên và nhân loại, A-tu-la, Long vương, Càn-thát-bà và tất cả chúng sanh khác có thân thô đều ước muốn sự an lạc’. Do đó, tất cả bậc Thiện Thệ (Tathāgata) đều nói lời chúc phúc bằng cách đó, người đầy quyền lực, người đáng được cung kính đảnh lễ như đă nói.
Yā imā = những loại nào’, Trưởng lăo Cunda nói đến cái thấy [diṭṭhi] cần được đề cập ngay lúc này giống như đang hiện ra trước mắt. ‘Anekavihitā = có nhiều thứ nhiều loại khác nhau’ nghĩa là nhiều thứ, nhiều loại khác nhau. ‘Diṭṭhiyoti = nhiều cái thấy’ gồm cái thấy sai, hay tà kiến [micchādiṭṭhi]. ‘Loke uppajjanti sanh khởi trong đời’ nghĩa là xuất hiện ở chúng sanh trong thế gian. ‘Attavādappaṭisaṃyuttā = liên hệ đến ngă luận’ nghĩa là tà kiến này có liên hệ đến ngă luận [attavāda], thời đang diễn ra theo khía cạnh bắt đầu như sau: ‘nhận thấy sắc là tôi’ có 20 loại. ‘Lokavādappaṭisaṃyuttā = liên hệ đến thế giới luận’ nghĩa là có liên hệ đến thế gian luận [Lokavāda], thời đang diễn ra theo khía cạnh bắt đầu như sau: ‘Tôi và thế gian là trường tồn’. Tà kiến nói đến ‘Tôi và thế gian’ có 8 loại như sau: 1- Tôi và thế gian là trường tồn [sassato], 2- Tôi và thế gian là không trường tồn [asassato], 3- Tôi và thế gian là trường tồn và không trường tồn, 4- Tôi và thế gian là trường tồn cũng không phải, không trường tồn cũng không phải, 5- Tôi và thế gian là hữu biên [antavā], 6- Tôi và thế gian là vô biên [anantavā], 7- Tôi và thế gian là hữu biên và vô biên, 8- Tôi và thế gian là hữu biên cũng không phải, là vô biên cũng không phải.
Ādimeva = Bắt đầu chỉ vậy’ chú giải giải thích thế này [Trưởng lăo Cunda bạch hỏi Đức Thế Tôn] rằng kính bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo tác ư [manasikāra] những điều cơ bản Giáo pháp là đi đến nhưng vẫn chưa chứng ngộ Tu-đà-hoàn đạo, tác ư [manasikāra] chỉ là tác ư [manasikāra] sơ bộ kết hợp với thiền tuệ [vipassanā] sẽ có sự đoạn trừ và sự dứt bỏ tà kiến này, tức là [đoạn trừ] những loại tà kiến này chỉ với phương pháp như vậy th́ được lợi ích ǵ? V́ chính bản thân của Ngài không có ngă mạn cao tột [adhimāna, tăng thượng mạn, sự quá kiêu mạn, tự cao] (nghĩ rằng bản thân đă chứng đắc đạo-quả) nhưng hăy hiểu rằng giống với người tăng thượng mạn, hỏi vấn đề này nhằm mục đích đoạn trừ tăng thượng mạn đối với các Tỷ-kheo, vị quá đề cao về bản thân.
Những thầy A-xà-lê khác nói rằng: ‘tất cả đệ tử (Tevāsika) của các vị Trưởng lăo hiểu như vầy việc đoạn trừ hoàn toàn tà kiến có được chỉ nhờ vào tác ư [manasikāra] sơ khởi, hiểu rằng (điều đó) có được do an trú vào các thiền chứng [samāpattivihāra], có được do sống với hạnh đoạn giảm [sallekhavihāra], Ngài hỏi Thế Tôn để đem lại lợi ích đối với các hạng đệ tử (Tevāsika) đó’.
[82] Khi ấy, khi Thế Tôn khi thuyết về phương pháp đoạn trừ tà kiến cho vị ấy Ngài đă bắt đầu rằng: ‘yā ima [diṭṭhi] = có những [sở kiến] nào?’ Ở đây, sự bắt đầu ấy được nói chi tiết như sau: ‘yattha cetā diṭṭhiyo uppajjanti = những sở kiến này khởi lên ở đâu?’ Vấn đề này Thế Tôn muốn đề cập đến ngũ uẩn [pañcakkhandha]. nghĩa là cái thấy này khởi lên trong ngũ uẩn như đă thuyết: ‘Này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc tà kiến này sanh khởi, đây là tôi [attā], đây là thế gian [loka], sau khi chết (thấy vẫn c̣n tồn tại) cái ấy [attā – loka] sẽ thường c̣n, thường hằng, trường tồn, không chịu sự biến hoại.’ Nhưng Thế Tôn đặt thành số ít [ekavacana] ‘yattha ca = ở đối tượng nào’ với mănh lực của đối tượng [ārammaṇa]. Có lời giải thích rằng: ‘Các cái thấy sanh khởi ở đối tượng nào? Ở đây, ‘yatha ca’ cần phải biết cái thấy này làm (phận sự) khác nhau như vầy là sanh khởi [uppajjanti] ngủ ngầm [anusenti] phóng dật [samudācaranti]. Nghĩa là các cái thấy này làm nhiệm vụ khác nhau như: Do năng lực của sự sanh khởi th́ [tà kiến] nào chưa sanh mà đang sanh th́ Thế Tôn gọi là đang sanh [uppajjanti]. Khi đă thực hành thường xuyên đạt đến sự mănh liệt không tẩy trừ được th́ Thế Tôn gọi là ngủ ngầm [anusenti]. C̣n khi đă hiện hữu (ra bên ngoài) bằng thân môn [kāyadvāra] và khẩu môn [vacīdvāra] th́ Thế Tôn gọi là phóng dật [samudācaranti]. ‘Taṃ netaṃ mama = cái này không phải của tôi’ cần phải hiểu ư nghĩa của câu này trước, đối tượng được chia thành năm uẩn [pañcakkhandha] này (thấy rằng) đây không phải của tôi, tôi cũng không phải những thứ đó, dẫu cho những thứ đó không phải là tự ngă của tôi. Vị Tỷ-kheo thấy năm uẩn [pañcakkhandha] theo đúng sự thật với chánh trí như vậy [có sự đoạn trừ, sự tẩy trừ được tà kiến đó].
Lại nữa, do việc chấp thủ 3 loại này, khi chấp thủ việc chấp thủ bằng mănh lực tham ái [taṇhā] (thấy rằng) ‘cái này là tôi = etaṃ mama’’ gọi là ái vọng tưởng [taṇhāpapañca], (tham ái này) được chia thành 108 loại ái dục [taṇhāvicarita]. Khi chấp thủ việc chấp thủ bằng mănh lực ngă mạn [māna] ‘tôi là cái này = esohamasmi’ gọi là ngă mạn vọng tưởng [mānapapañca], (ngă mạn này) được chia thành 9 loại. Khi chấp thủ việc chấp thủ bằng mănh lực tà kiến [diṭṭhi] ‘cái này là tự ngă của tôi = eso me attā’ gọi là tà kiến vọng tưởng [diṭṭhipapañca], (tà kiến này) được chia thành 62 loại. Do đó, khi Thế Tôn thuyết ‘cái này không phải của tôi = netaṃ mama’ gọi là đạo lộ bác bỏ ái vọng tưởng [taṇhāpapañca] được phân loại như đă đề cập ở trên. Khi thuyết ‘tôi không phải là cái này = nesohamasmi’ gọi là đạo lộ bác bỏ ngă mạn vọng tưởng [mānapapañca], và khi thuyết ‘cái này không phải là tự ngă của tôi = na meso attā’ gọi là đạo lộ bác bỏ tà kiến vọng tưởng [diṭṭhipapañca]. Lại nữa, cả 3 pháp này ‘tham ái [taṇhā], ngă mạn [māna], tà kiến [diṭṭhi]’ th́ nên biết rằng tham ái và ngă mạn được xếp thành một nhóm cùng với tà kiến. ‘Evametaṃ = thấy cái này như vậy’ là thấy ngũ uẩn đó với trạng thái bằng sự dẫn chứng sau ‘cái này không phải là của tôi = netaṃ mama’ như vậy. ‘Yathābhūtaṃ = theo đúng sự thật’ là theo đúng thực tính [sabhāva], lư giải rằng có sự tồn tại. Giải thích sự thật về khandhapañcaka [nhóm 5 của uẩn] tồn tại với trạng thái này. Nhưng khandhapañcaka chấp chặt ở khía cạnh được dẫn chứng ‘của tôi’ nhưng nó [ngũ uẩn] không có trạng thái như thế. ‘Sammappaññāya passato = thấy với chánh trí’ nghĩa là cái thấy tốt đẹp bằng trí tuệ thiền tuệ [vipassanāpaññā] có trí tuệ của vị Tu-đà-hoàn đạo là hoàn toàn. ‘Evametāsaṃ = đoạn trừ tà kiến này như vậy’ gồm (đoạn trừ) những cái thấy đó bằng phương pháp ấy. ‘Pahānaṃ paṭinissaggo = việc đoạn trừ, sự dứt bỏ’ cả 2 điều này là tên gọi của việc đoạn trừ một cách hoàn toàn phiền năo.
Khi Trưởng lăo Mahācunda hỏi về Đức Thế Tôn vấn đề với mong muốn của hạng người có tăng thượng mạn [adhimāna] rằng: ‘việc đoạn trừ tất cả cái thấy có được chỉ nhờ vào tác ư [manasikāra] hoặc không thể có được?’ khi Thế Tôn thuyết việc đoạn trừ tà kiến bằng Tu-đà-hoàn đạo. Bây giờ, khi phân tích chi thiền của vị đầy ḷng ngă mạn th́ chính Ngài đă minh chứng như sau ‘ṭhānaṃ kho panetaṃ = trường hợp này sẽ xảy ra’. Người tăng thượng mạn khởi lên với ư nghĩ rằng đă chứng đắc trong Giáo pháp mà bản thân chưa chứng đắc gọi là người có tăng thượng mạn [adhimānika]. Tuy nhiên tăng thượng mạn này khi khởi lên sẽ không sanh nơi kẻ ngu [bālaputhujja], những kẻ thường xuyên suy tư về thế gian [lokavaṭṭa] và sẽ không sanh đối với tất cả bậc thánh Thinh văn [ariyasāvaka]. nghĩa là về tăng thượng mạn [adhimāna] ta là thánh A-na-hàm sẽ không sanh cùng với vị thánh Tu-đà-hoàn, ta là thánh A-na-hàm sẽ không sanh cùng với vị thánh Tư-đà-hàm, ta là thánh A-ra-hán sẽ không sanh cùng vị thánh A-na-hàm, chỉ sanh cùng với hạng người nào đă chế ngự được phiền năo bằng sức mạnh của thiền định [samātha], hoặc sức mạnh của thiền tuệ [vipassanā], người thường xuyên chuyên tâm thực hành thiền tuệ. Sự thật hạng người đó khi không nh́n thấy sự sanh lên của phiền năo do được chế ngự bằng thiền định [samātha], hoặc chế ngự bằng thiền tuệ [vipassanā] th́ tăng thượng mạn nghĩ rằng: ‘ta là thánh Tu-đà-hoàn, ta là thánh Tư-đà-hàm, ta là thánh A-na-hàm, ta là thánh A-ra-hán’ sẽ sanh khởi, giống với Trưởng lăo Dhammadinna, vị đă an trú tại Talaṅgaratissapabba đă ban lời huấn từ cho các vị Trưởng lăo.
Vị Tỷ-kheo người xứ Tissamahāvihāra sau khi biết được vị tỷ kheo Dhammadinna xuất gia không bao lâu hướng dẫn nhiều vị Tỷ-kheo khác đều đạt đến sự giác ngộ [visesa]. Vị Tỷ-kheo người xứ Tissamahāvihāra ấy nhận thấy rằng ‘Trưởng lăo liên quan đến những chuyện không phải lẽ’, rồi gửi nhiều vị tỷ-kheo đi: ‘các thầy hăy dẫn vị ấy đến’. Chư Tỷ-kheo sau khi đến: ‘Bạch Ngài Dhammadinna chư Tỷ-kheo thỉnh mời Ngài’, Trưởng lăo Dhammadinna đă nói ‘thưa các Thầy, các Thầy t́m kiếm chính ḿnh hay t́m ai khác’. Chư Tỷ-kheo lại đáp: ‘Kính thưa bậc hiền trí [sappurisa] chúng tôi t́m kiếm chính ḿnh’. Trưởng lăo ấy [Dhammadinnathera] đă hướng dẫn cho các Tỷ-kheo về các đề mục thiền định [kammaṭṭhāna], tất cả các Tỷ-kheo ấy đều chứng đắc thành bậc thánh A-ra-hán. Chư Tăng lại cử thêm một nhóm Tỷ-kheo khác đi, chư Tỷ-kheo được thỉnh đi 3 lần như vậy, tất cả đều chứng đắc thành bậc thánh A-ra-hán với vị Trưởng lăo ấy. Kể từ đó chư Tăng nhận thấy rằng những vị Tỷ-kheo đă đi không trở về nữa, đành mời một vị Tỷ-kheo lớn tuổi, vị Tỷ kheo ấy khi đến nơi đă nói rằng: ‘Bạch Ngài Dhammadinna, chư Tăng ở tịnh xá Tissamahā đă gửi chúng Tỷ-kheo 3 lần đến trú xứ của Ngài nhưng chính Ngài đă không tỏ ḷng thành kính đến chúng Tăng’. Vị ấy [Dhammadinnathera] đáp lời ‘có chuyện ǵ thế’, rồi cho vị Tỷ kheo lớn tuổi ấy nhận lấy bát và y phục mà không cần đi vào thảo am và rời khỏi nơi đó ngay lập tức. Ngài ghé đến tịnh xá Haṅkana ở khoảng giữa con đường. Và ở tịnh xá Haṅkana có vị Tỷ-kheo đă ngoài 60 hạ lạp [nói đến Trưởng lăo Mahānāga là thầy của Trưởng lăo Dhammadinna] tự nhận ḿnh là bậc A-ra-hán với tăng thượng mạn. Vị ấy đi đến hầu đảnh lễ, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Sau đó đă hỏi về pháp đă chứng đắc của thầy. Vị thầy đáp: ‘Này Dhammadinna, phận sự cần làm của bậc xuất gia thầy đă hoàn thành rất lâu, bây giờ cũng đă ngoài 60 năm.’ Ngài Dhammadinna hỏi rằng: ‘Thưa thầy, thầy vẫn sử dụng thần thông phải không?’ Vị thầy đáp: ‘Thầy vẫn sử dụng này Dhammadinna’. Ngài Dhammadinna nói: ‘Lành thay bạch thầy, kính xin thầy hoá ra một con voi đang tiến thẳng đến trước mặt thầy.’ Vị thầy tiếp nhận lời và hoá hiện một con bạch tượng to lớn hung tợn, đuôi duỗi thẳng ra, thọc ṿi vào miệng, xông thẳng về phía trước mặt, 2 chiếc ngà như đâm vào người của vị ấy, vị ấy thấy thớt tượng mà chính ḿnh hoá hiện sợ hăi định bỏ chạy. Ngay lúc ấy (vị ấy) biết rằng: ‘Ta vẫn chưa chứng đắc thành bậc A-ra-hán’ nên đă ngồi chồm hổm dưới chân Ngài Dhammadinna, xin Ngài Dhammadinna, rồi nói rằng: ‘Này Dhammadinna! Xin con làm nơi nương nhờ của thầy. Ngài Dhammadinna bạch với Thầy rằng: ‘Bạch thầy, thầy đừng buồn rầu, đừng lo lắng, tăng thượng mạn chỉ khởi sanh ở tất cả hạng người [kārakapuggalā]. Sau khi nhận được đề mục thiền kammaṭthāna từ Ngài Dhammadinna, vị ấy đă an trú trong lời dạy đó và chứng đắc thành bậc thánh A-ra-hán.
Lại có một vị Trưởng lăo khác cũng tượng tự, (vị ấy) trú tại Cittalapabbata, Ngài Dhammadinna đi đến t́m vị Trưởng lăo ấy, cũng hỏi y như vậy, vị ấy cũng tự nhận như vậy. Ngài Dhammadinna hỏi vị Trưởng lăo rằng: ‘Thầy sử dùng thần thông chăng?’. Vị Trưởng lăo đáp: ‘Phải’. Ngài Dhammadinna nói: ‘Lành thay thưa thầy, xin thầy hăy hoá ra một cái hồ, vị Trưởng lăo ấy đă hoá hiện một cái ao (theo lời yêu cầu). Ngài Dhammadinna lại nói: ‘Xin thầy hăy hoá hiện thêm hoa sen trong hồ’, vị Trưởng lăo ấy đă hoá hiện hoa sen (theo lời thỉnh cầu). Ngài Dhammadinna lại nói: ‘Xin thầy hăy hoá hiện thân của một nữ nhân đang khiêu vũ, ca hát với âm giọng du dương trên cánh hoa sen’, vị Trưởng lăo ấy đă hoá hiện thân nữ nhân (theo lời thỉnh cầu). Ngài Dhammadinna lại nói: ‘Xin thầy hăy nh́n thật kỹ vào thân nữ nhân ấy’, rồi chính vị ấy (như) đi vào trong lâu đài. Khi vị ấy nh́n chằm chằm vào thân nữ nhân ấy th́ phiền năo đă chế ngự 60 năm đă rung động. Ngay lúc ấy vị ấy biết rơ chính ḿnh, mới xin Ngài Dhammadinna đề mục thiền kammaṭthāna từ Trưởng lăo Dhammadinna và cũng chứng đắc thành bậc thánh A-ra-hán như vị Trưởng lăo trước đó.
Ngài Dhammadinna cũng dần dần trở về Tissamahāvihāra. Và trong thời gian đó các vị Trưởng lăo đang quét rác ở bảo tháp rồi ngồi thiền định kammaṭthāna lấy Đức Phật làm đối tượng, đă làm phát sanh hỷ [pīti], việc làm này là bổn phận trách nhiệm của các vị ấy. Cho nên không có bất kỳ một vị Trưởng lăo nào trong số đó hỏi Ngài Dhammadinna rằng: ‘Ngài hăy để y phục và b́nh bát ở chỗ này.’ Nhưng các vị ấy đều biết rằng hẳn đây là Ngài Dhammadinna đă tụ họp lại hỏi các vấn đề về Ngài. Ngài cũng giải đáp mọi vấn đề thắc mắc giống như sử dụng thanh kiếm sắc bén để cắt một bó bông súng trắng đứt ĺa hoàn toàn thế ấy, rồi dùng ngón chân nhấn vào đại địa [mahāpathavī] và nói rằng: ‘Kính thưa các Ngài đại địa này dẫu cho không có tâm thức vẫn biết được giá trị của Dhammadinna, nhưng các Ngài lại không biết’, nên đă đọc lên kệ ngôn này như sau:
Quả đất này không có tâm thức vẫn biết được giá trị ít nhiều [của Trưởng lăo Dhammadinna]. C̣n tất cả các Ngài có tâm thức nhưng không biết giá trị ít nhiều [của Trưởng lăo Dhammadinna].
Ngay lập tức Ngài đă bay lên trong hư không trở về Talaṅgaratissapabba. Như vậy, tăng thượng mạn [adhimāna] chỉ sanh khởi với hạng người kārakapuggala như đă tŕnh bày. Do đó, khi Thế Tôn phân tích thiền với khả năng của các Tỷ-kheo, (những vị ấy) như thế nên nói bắt đầu rằng: ‘ṭhānaṃ kho pana’.
Ư nghĩa đó ‘ṭhānaṃ kho pana’, nguyên nhân này có tồn tại, không phải không có là vị Tỷ-kheo trong Giáo pháp này ĺa bỏ các dục -nt- trú thiền thứ nhất [paṭhama-jhāna] thường đối với các du sĩ ngoại đạo [bāhiraparibbājaka]. Câu này ‘tassa evamassa sallekhena viharāmi = Vị Tỷ-kheo ấy có suy nghĩ như vầy, ta sống với hạnh đoạn giảm’ nghĩa là phương pháp nào tẩy trừ được phiền năo th́ ta sẽ sống với phương pháp thực hành đó. Câu này không chính xác, bởi v́ thiền [jhāna] của vị Tỷ-kheo, vị có tăng thượng mạn không phải là sallekhadhamma hoặc sallekhapaṭipadā.
Do đâu? V́ không phải là nền tảng của thiền tuệ [vipassanā], con [Cunda] lúc nhập thiền, và khi xuất khỏi thiền cũng không suy xét toàn bộ pháp hữu vi [saṅkhāra], thiền cũng chỉ làm cho tâm con được định [ekaggatā, nhất hành, tâm an trú ở một đối tượng duy nhất], con được an lạc ngay hiện tại. Do đó, khi thuyết về ư nghĩa này th́ Thế Tôn đă nói rằng: ‘Này Cunda, pháp thiền [jhānadhamma] đó Thiện Thệ không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh, pháp thiền [jhānadhamma] đó Thiện Thệ gọi là hiện tại lạc trú [diṭṭhadhammasukhavihārā] trong giới luật của bậc Thánh’.
Từ ‘eta = những cái đó’ nên được hiểu rằng đây là số nhiều [bahuvacana] với năng lực của pháp thiền [jhānadhamma]. (Giải thích) ‘ete paṭhamajjhānadhammā = những pháp sơ thiền này’, (số nhiều) hoặc do mănh lực của thiền chứng [samāpatti], Pháp sơ thiền đi đến số nhiều bởi v́ diễn ra do mănh lực của thiền chứng được lặp đi lặp lại liên tục. (Số nhiều) hoặc do mănh lực của các đối tượng [ārammaṇa], Pháp sơ thiền đi đến số nhiều bởi v́ diễn ra nơi các đối tượng có đề mục đất [paṭhavīkasiṇa], vân vân. Đối với nhị thiền [dutiyajjhāna], tam thiền [tatiyajjhāna], tứ thiền [catutthajjhāna] cũng với cách như vậy. Nhưng trong tất cả thiền vô sắc [aruppajhāna] (những cái đó) nên hiểu rằng là số nhiều [bahuvacana] chính do năng lực của cả 2 yếu tố trong chi thiền trước [catutthajjhāna - tứ thiền] v́ không có sự khác biệt về đối tượng.
Do bởi chi thiền và đối tượng của thiền vô sắc [aruppajhāna] tĩnh lặng, nghĩa là làm cho dập tắt hoàn toàn [nibbuta] và vi tế [sukhuma]. V́ vậy, cả chi thiền và cả đối tượng này nên biết rằng Thế Tôn thuyết như vậy, nhưng Pháp thiền này là pháp làm cho tĩnh lặng, là pháp an trú tịch tịnh [santavihāradhamma], đây là sự giải thích khái quát đối với 4 tầng thiền vô sắc. C̣n giải thích chi tiết cần phải giải thích thuận theo câu bởi v́ vượt qua ‘tất cả mọi sắc tưởng’, việc giải thích này đă được tŕnh bày chi tiết trong Visuddhimagga.
[83] Như vậy, an trú thiền của vị Tỷ-kheo ấy có tăng thượng mạn không phải là sống đoạn giảm bởi v́ không phải là nền tảng của thiền tuệ, do vị ấy khi nhập thiền và lúc xuất thiền không suy xét được toàn bộ pháp hữu vi [saṅkhāra] mà đây là pháp hiện tại lạc trú đối với vị ấy, và chỉ làm cho tâm vị ấy được định [ekaggatā, đạt đến trạng thái nhất tâm, nghĩa là tâm định trụ trên một tượng]. V́ vậy, Thế Tôn khi thuyết ư nghĩa đó mới giảng riêng biệt thiền sắc giới [rūpajjhāna] và thiền vô sắc giới [arūpajjhāna] và bây giờ khi thuyết về vấn đề đó và pháp đoạn giảm với 44 ākāra Ngài đă bắt đầu như sau: ‘idha kho pana vo’.
Do nhân nào? ‘Tất cả Pháp chỉ có avihiṃsā [sự vô hại, không làm tổn thương] vân vân. ngoài 8 thiền chứng [samāpatti] làm pháp đoạn giảm được Thế Tôn thuyết’. V́ tất cả Pháp có avihiṃsā vân vân, làm nền tảng của thiền tuệ [vipassanā] siêu thế [lokuttara]. Quả thật 8 thiền chứng của những giáo phái khác ngoài Phật giáo chỉ làm nền tảng của ṿng sanh tử [vaṭṭa]. Nhưng trong Phật giáo dù là phép nương nhờ, hay phép quy y [saraṇagamana] cũng làm nền tảng của Pháp siêu thế [lokuttaradhamma] được, chỉ riêng bài Kinh này, nói chi đến tất cả các Pháp có avihiṃsā. Lại nữa, ngay cả việc bố thí [dāna] th́ việc cho đến những người đă quy y Tam bảo trong Phật giáo cũng có kết quả to lớn hơn cho đến những người ngoài Phật giáo đă đạt đến 8 thiền chứng [samāpatti] dẫu có 5 thần thông [abhiññā] đi chăng nữa. V́ trong bài kinh Cúng Dường Phân Biệt [Dakkhiṇāvibhaṅga] Đức Thế Tôn hàm ư ư nghĩa này mới thuyết rằng: ‘bố thí cúng dường đến những hạng người ngoài Phật giáo đă từ bỏ sự hoan hỷ trong các dục, bố thí cúng dường này (người cho) có hy vọng đem lại trăm ngàn lần ức [koṭi] công đức. Sau khi bố thí cúng dường cho các vị thực hành trên con đường đưa đến sự chứng ngộ Tu-đà-hoàn quả [sotāpattiphala], cúng dường này (người cúng dường) có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. C̣n nói ǵ đến những vị đă chứng quả Dự lưu?’ Quả thật, các vị thực hành trên con đường đưa đến sự chứng ngộ Tu-đà-hoàn quả [sotāpattiphala] trong bài kinh Cúng Dường Phân Biệt [Dakkhiṇāvibhaṅgasutta] th́ Đức Phật đă có ư định kể từ việc quy y [saraṇagamana] trở đi. Đây là sự kết hợp theo Chánh tạng Pāḷi trong bài kinh này.
Giải thích ư nghĩa của câu theo tuần tự, cần phải phân tích như sau: - idha: từ này giải thích cho việc không có sự tổn hại [vihiṃsā], vân vân. - Kho pana: chỉ là một phân từ [nipāta], - Vo: là sở thuộc cách [chaṭṭhīvibhatti], sử dụng với ư nghĩa sử dụng cách [tatiyāvibhatti]. Cũng từ Idha này có ư nghĩa khái quát như sau: ‘Ở đây Cunda, các con cần hành việc đoạn giảm [sallekha] trong việc làm tổn hại này mà Thiện Thệ đă nói theo phương pháp bằng ví dụ sau: ‘những người khác sẽ làm hại lẫn nhau’.
Như vậy, (điều này) đă được Thế Tôn nói vắn tắt, bấy giờ khi giảng giải ư nghĩa chi tiết th́ Ngài đă thuyết rằng: ‘Những người khác sẽ là người làm tổn hại, nhưng chúng ta sẽ là những người không làm tổn hại, các con nên thực hành đoạn giảm như vậy’.
Ở đây, ‘pare = những người khác’ bao gồm bất kể hạng nào thường xuyên hành pháp đoạn giảm. ‘Vihiṃsakā bhavissanti = sẽ là người làm hại’ nghĩa là sẽ là người làm tổn thương tất cả chúng sanh bằng tất cả những thứ có thể gây hại được chẳng hạn như cục đất hoặc bằng ḷng bàn tay, vân vân. ‘Mayamettha avihiṃsakā bhavissāmāti = Chúng ta sẽ là những người không làm hại’ nghĩa là c̣n đối với tất cả chúng ta sẽ là những người không làm hại, chỉ v́ một số vấn đề làm nguyên nhân khiến cho họ làm tổn thương, tổn hại lẫn nhau thế này thế kia. Đối với chúng ta sẽ là người sống [hoà thuận] với nhau, không để cho bất kỳ sự tổn hại nào khởi sanh. ‘Iti sallekho karaṇīyo = tất cả các con nên thực hành hạnh đoạn giảm’ nghĩa là tất cả các con nên thực hành hạnh đoạn giảm, và không làm tổn thương nhau. Nên biết rằng ở đây là Pháp đoạn giảm. Bởi v́ việc không làm tổn hại sẽ ngăn chặn cắt đứt được việc gây ra sự tổn thương, cho nên Thế Tôn gọi là ‘sallekho = đoạn giảm’, trong tất cả các câu đều theo cách này. Nhưng có sự khác biệt thế này cái thấy [diṭṭhi] trong câu ‘pare micchādiṭṭhi = những người khác sẽ là người có cái thấy sai [tà kiến]’ nên biết rằng Thế Tôn thuyết về tà kiến bằng việc kết hợp cả tà kiến [micchādiṭṭhi] là pháp bất thiện thứ 10 trong 10 bất thiện nghiệp [akusalakammapada] với tà kiến [micchādiṭṭhi] thứ 1 của nhóm 10 tà tánh [micchatta]. Tiếp đến sẽ tŕnh bày vắn tắt ư nghĩa của nghiệp đạo [kammapatha, đạo lộ của nghiệp] và tà tánh [micchatta]; Hạng người nào khiến chúng sanh mất đi sự sống (do nhân ấy) th́ hạng người đó gọi là người sát sanh [pāṇātipātī], tức là cướp đoạt mạng sống của chúng sanh. Hạng người nào lấy tài sản mà người khác mà không được sự chấp thuận (do nhân ấy) th́ hạng người đó gọi là người trộm cắp [adinnādāyī], tức chiếm đoạt tài sản của người khác. Hạng người nào thực hành pháp hạ liệt thấp hèn, không phạm hạnh (do nhân ấy) th́ hạng người đó gọi là không phạm hạnh [abrahmacārī], tức là hạng người thực hiện việc giao hợp bất chính.Phạm hạnh là pháp đoạn giảm như trong câu tất cả chúng ta thực hành phạm hạnh bởi v́ phạm hạnh [brahmacariya; thực hành pháp cao thượng] là pháp tẩy trừ phi phạm hạnh [abrahmacariya; thực hành pháp không cao thượng]. Hạng người nào nói dối (do nhân ấy) th́ hạng người đó gọi là người nói dối [musāvādī], nghĩa là người nói lời nói vô ích, rỗng không là sự giả dối, không thật khiến lợi ích của người khác bị đánh mất. Hạng người gọi là người nói lời ly gián [pisuṇāvācā] do nói lời hai lưỡi, nói đâm thọc. Hạng người gọi là người nói lời độc ác [pharusavācā] do nói lời thô tục, khiếm nhă, làm chia rẽ những thứ ưa thích của người khác. Hạng người nào nói lời vô ích (do nhân ấy) th́ hạng người đó gọi là người nói lời vô ích [samphappalāpī] nghĩa là nói chuyện nhảm nhí, không có lợi ích. Hạng người nào tham lam, thèm muốn (do nhân ấy) th́ hạng người đó gọi là người tham đắm [abhijjhālū], nghĩa là là người mong muốn tài sản của người khác. Hạng người được gọi là có tâm sân hận [byāpannacitta] do sân độc tâm khiến tâm bị hư hoại.
Hạng người gọi là có tà kiến [micchādiṭṭhi] do cái thấy sái quấy, xấu xa, thấp hèn, bao gồm hạng mà người trí khiển trách, tức là hạng người liên quan đến [natthikadiṭṭhi: vô quả tà kiến cố định] có ví dụ như sau: ‘Sau khi bố thí cúng dường sẽ không đem lại kết quả’, đây là đạo lộ bất thiện nghiệp và thấy rằng không đưa chúng sanh thoát khỏi ṿng luân hồi, đây là tà tánh [micchatta] (tà kiến). Hạng người gọi là có cái thấy đúng đắn [sammādiṭṭhi: chánh kiến], do thấy chân chánh, đẹp đẽ bao gồm hạng mà người trí tán dương, khen ngợi. nghĩa là thấy rằng tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng của chính ḿnh, chẳng hạn bố thí cúng dường sẽ mang lại kết quả, đây là đạo lộ thiện nghiệp và cái thấy trong đạo là chánh tánh [sammatta] (chánh kiến).
Tà tư duy [micchāsaṅkappo] là sự tư duy trong bất thiện không tuân theo sự thật và không làm Pháp dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi luân hồi. Tà ngữ [Micchāvācā] vân vân tương tự. Nhưng có sự khác biệt sau:
Lại nữa, Tà niệm [micchāsati]: cũng giống với tà tư duy [micchāsaṅkappo] không có một Pháp nào khác biệt cả. Nhưng tà niệm này làm tên gọi của uẩn [khandha] là bất thiện của 4 uẩn, đă vận hành đối với những hạng người suy nghĩ về quá khứ [atīta]. Đức Thế Tôn đă nói lời đó như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, tùy niệm này có tồn tại, không phải không có, bao gồm cả tùy niệm của hạng người suy nghĩ đến việc có con trai, hoặc suy nghĩ đến việc có được lợi lộc, hoặc suy nghĩ đến việc được danh vọng, có tùy niệm như vậy này các Tỷ-kheo.’ Lời nói đó nên hiểu rằng Thế Tôn hàm ư sự sanh khởi của niệm giả [satipatirūpaka: giả mạo, ngụy trang] của hạng người suy nghĩ về những chuyện đó. Si mê [moha] sanh khởi do mănh lực việc suy nghĩ đến đường lối trong việc hành các ác pháp và do biểu hiện của việc hành ác suy nghĩ rằng ‘ ta đă làm tốt rồi’ nên hiểu rằng đây là tà tuệ [micchāñāṇa] trong từ micchāṇāṇī [người có sự hiểu biết sai]. Những hạng người có sự thành tựu với điều đó [tà tuệ - micchāñāṇa] được gọi là micchāṇāṇī [người có sự hiểu biết sai]. Đối với phản khán tuệ [paccavekkhaṇāñāṇa] được chia thành 19 loại Thế Tôn gọi là ‘sammāñāṇa chánh trí’ trong từ sammāṇāṇī [người có sự hiểu biết chân chánh]. Những hạng người có sự thành tựu với điều đó [chánh trí sammāñāṇa] được gọi là sammāṇāṇī [người có sự hiểu biết chân chánh]. Tà giải thoát [micchāvimutti] là hạng người chưa được giải thoát nhưng lại nghĩ rằng ‘ta đă giải thoát’ hoặc nghĩ rằng ‘không giải thoát là giải thoát’. Tà giải thoát [micchāvimutti] này có ư nghĩa như sau: Những hạng người gọi là người có tà giải thoát [micchāvimuttī] v́ sự giải thoát sai lạc, là xấu xa, sái quấy. Lại nữa, người có tà giải thoát [micchāvimuttī] đây là tên gọi của uẩn bất thiện [akusala-khandha] mà diễn tiến do biểu hiện [ākāra] như đă được nói đến trước đó. Lại nữa, các pháp c̣n lại tương ưng với quả [phala], ngoại trừ 8 chi Đạo có chánh kiến [sammādiṭṭhi] vân vân, nên biết rằng là chánh giải thoát [sammāvimutti]. Và chánh giải thoát [sammāvimutti] này nên biết rằng là pháp đoạn giảm [sallekhadhamma] v́ sau khi cắt đứt tà giải thoát [micchāvimutti] định trụ lại được. Thế Tôn khi thuyết về chánh giải thoát [sammāvimutti] cho các Tỷ-kheo, Ngài đă khích lệ các Tỷ-kheo: ‘Tất cả chúng ta sẽ là những người có chánh giải thoát trong vấn đề này, (cho nên) các con cần phải thực hành pháp đoạn giảm này’.
Từ đây cả 3 bất thiện Thế Tôn thuyết với mănh lực của pháp ngăn che hay pháp triền cái [nīvaraṇa], nhưng Thế Tôn đă thuyết trong phần đạo lộ của nghiệp [kammapatha] người tham lam [abhijjhā], người có tâm sân hận [byāpannacitta] nên biết rằng Ngài đă thuyết 2 pháp triền cái này trước đó rồi. Trong tất cả 3 triền cái đó th́ những hạng người bị hôn trầm thụy miên [thina-middha] xâm nhập, nên gọi là người đă bị hôn trầm thụy miên xâm nhập [thina-middha-pariyuṭṭhitā]. Những hạng người gọi là có sự phóng dật [uddhacca] bởi v́ phối hợp với sự phóng tâm, hay sự tán loạn tâm. Những hạng người gọi là có hoài nghi [vicikicchā] bởi v́ sự lưỡng lự, sự nghi ngờ, sự không chắc chắn, là không thể quyết định chắc chắn. Mười bất thiện có phẫn nộ [kodhana] vân vân, Thế Tôn thuyết với sức mạnh tùy phiền năo [upakkilesa] của tâm. Trong tất cả tùy phiền năo [upakkilesa] có phẫn nộ [kodhana] vân vân, th́ những điều cần phải giải thích tôi đă nói trong bài kinh Tấm Vải [Vatthusutta] và kinh Thừa Tự Pháp [Dhammadāyādasutta]. Nhưng trong bài kinh này th́ có ư nghĩa như sau: - Người phẫn nộ [kodhana] là có thói quen nóng giận, bực tức. Người oán hận [Upanāhī] có thói quen sân hận, lại nữa gọi là người oán hận bởi v́ họ hay có ḷng thù oán. Người dèm pha [makkhī], người hiểm độc [palāsī] cũng tương tự như thế. Những người gọi là có ḷng ganh tị [issukī] bởi v́ thói quen ganh tị, đố kỵ. Những người gọi là bỏn xẻn [maccharī] bởi v́ họ hà tiện, keo kiệt. Lại nữa gọi là người bỏn xẻn bởi v́ họ keo kiệt, bủn xỉn. Những người nào có hành vi gian trá, xảo trá những người đó gọi là kẻ xảo trá [saṭhā], nghĩa là lời nói không chân chánh. Saṭha này là tên gọi của những kẻ có lời lẽ quá mức [xúc phạm] đến các vị Trưởng lăo. Những kẻ mà có gian lận, th́ những kẻ này gọi là kẻ gian lận [māyāvī]. Những hạng người cương ngạnh [thaddhā] bởi v́ những kẻ ấy rất cứng đầu. Những hạng người có tăng thượng mạn [atimānī] bởi bị họ luôn luôn đề cao chính bản thân ḿnh. C̣n đối với nhóm sukkapakkha [pháp trắng, pháp thiện] nên hiểu theo khía cạnh là những pháp đối nghịch lại những pháp đă tŕnh bày ở trên.
Người khó dạy [Dubbacā] là những kẻ rất khó chỉ dạy, khi bị nói đến bất kỳ điều ǵ họ cũng không thể kham nhẫn được. C̣n những hạng người đối nghịch lại với những người khó dạy th́ gọi là những người dễ dạy dễ bảo [suvacā]. Những hạng người có bạn ác [pāpamittā] v́ có bạn xấu xa chẳng hạn như Đề Bà Đạt Đa [Devadattā] vân vân. Những hạng người có bạn tốt, thiện bạn hữu [kalyāṇamittā] v́ có được bạn tốt là Đức Phật và chư Thinh Văn đệ tử của Đức Phật như Ngài Sāriputta vân vân. Những hạng người đối nghịch với người không phóng dật với năng lực buông xả tâm trong thân ác hạnh [kāyaduccarita] vân vân, nên biết rằng đây là người không phóng dật [pamattā]. Cả 3 loại này Thế Tôn xếp vào nhóm linh tinh [pakiṇṇaka]. C̣n 7 loại có hạng người không có đức tin vân vân, Thế tôn xếp vào asaddhamma [pháp ác, pháp bất thiện]. Trong tất cả 7 loại này những hạng người gọi là không có đức tin bởi v́ không có niềm tin nơi Tam bảo. C̣n pháp trắng, pháp thiện [Sukkapakkha]; những hạng người nào có ḷng tin th́ những hạng người đó gọi là có ḷng tin hoặc gọi là người có đức tin do có niềm tin. Những hạng người gọi là vô tàm [ahirika] là những hạng người không biết xấu hổ, hổ thẹn. Vô tàm [ahirika] này là tên gọi của những hạng người không biết hổ thẹn đối với những hành vi bất thiện. Những hạng người gọi là có tàm v́ có sự hổ thẹn hoặc có tâm đầy sự hổ thẹn. Những hạng người nào không ghê sợ (tội lỗi) th́ những hạng người đó gọi là vô úy [anottappa], nghĩa là không ghê sợ tội lỗi từ những hành vi bất thiện. Những hạng người đối nghịch lại với người vô úy gọi là người có úy, hay người biết ghê sợ tội lỗi [ottappa]. Những hạng người gọi là thiểu học [appassutā] v́ ít học. Nhưng ít ỏi (ở đây) không nên hiểu là chút ít, mà phải hiểu là không biết ǵ hết. V́ những người không có học thức, không được giáo dục th́ Đức Phật gọi là những người thiểu học. Nhưng những hạng người gọi là bậc đa văn v́ có học thức, nghe nhiều. Từ đa văn [bahussutta] này là tên gọi của những hạng người biết được lời dạy của Thiện Thệ là kathā dẫu là một câu kệ một cách thấu đáo rồi thực hành cho phù hợp. Những hạng người gọi là lười biếng v́ bị lún xuống, ch́m xuống, lời này chỉ cho những người thiếu tinh tấn. Những hạng người gọi là người tinh cần v́ có sự chuyên cần, lời này chỉ cho những người có sự tinh tấn nỗ lực chân chánh [chánh tin tấn]. Những hạng người thất niệm là người v́ có niệm bất định, thất thường, nghĩa là bị mất niệm hay là thất niệm. Những hạng người gọi là người trú niệm v́ niệm đă được an trú chặt chẽ. Người trú niệm là tên gọi của đối với các hành giả có niệm thời luôn diễn tiến cùng với đối tượng [ārammaṇa]. Những hạng người gọi là thiểu trí [duppaññā] v́ có trí tuệ xấu ác, nghĩa là không có trí tuệ. Những hạng người gọi là đă thành tựu tuệ [paññāsampannā] v́ đă hoàn toàn đầy đủ tuệ [paññā], nhưng tuệ [paññā] ở đây nên hiểu rằng bao gồm trí tuệ thiền tuệ [vipassanāpaññā], bởi v́ chi pháp phối hợp với thiền tuệ đều có mặt đầy đủ, cho nên người xưa [porāṇa] nói rằng trí tuệ ở đây bắt buộc phải là trí tuệ thiền tuệ [vipassanāpaññā].
Bây giờ, thuyết về cái thấy [diṭṭhi] (mà cái thấy này) không đưa chúng sanh thoát khỏi ṿng luân hồi, làm nguy hại đến những đức hạnh vượt ngoài thế gian [lokuttaraguṇa] với 3 khía cạnh [ākāra] bắt đầu như sau: Cố chấp [sandiṭṭhiparāmāsī, người tư duy sai lầm trên quan kiến của ḿnh], cố chấp vân vân, nên hiểu vầy, những hạng người gọi là cố chấp bởi v́ (những người ấy) chấp thủ [ādhānaggāhī, chấp chặt vào quan kiến của ḿnh], v́ chấp chặt, sự chấp chặt này Ngài gọi là ādhāna, nghĩa gọi là người chấp thủ. Những hạng người gọi là người từ bỏ [paṭinissaggī] bởi v́ thấy lư thuyết này đúng th́ rũ bỏ (lư thuyết cũ). Những hạng người gọi là khó từ bỏ v́ việc từ bỏ này khó khăn, trở ngại, cực nhọc, nghĩa là thấy lư thuyết này quá nhiều không thể từ bỏ được. Những hạng người khó từ bỏ [duppaṭinissaggī] là tên gọi của những hạng người chấp chặt vào quan kiến sanh lên nơi ḿnh cho rằng ‘chỉ có điều này là đúng sự thật’, dẫu cho Đức Phật vân vân, có hướng dẫn giải thích những nguyên nhân cho nghe cũng không từ bỏ. nghĩa là những hạng người đó dù có nghe bất cứ vấn đề ǵ dẫu là pháp hoặc không phải pháp cũng gom góp tập hợp lại rồi để trong đầu, (cho rằng) thầy của chúng tôi đă nói như thế này, chúng tôi đă được nghe như vầy, tương tự như con rùa vậy rút các chi phần (chân) của nó vào trong mai của nó là bám chặt, chấp chặt (cái thấy đó) không buông, tựa như cái táp của con cá sấu. C̣n đối với pháp trắng nên biết bằng cách giảng giải đối nghịch với pháp vừa được tŕnh bày.
[84] Đức Thế Tôn khi thuyết giảng pháp đoạn giảm theo 44 ākāra như vậy, để tŕnh bày việc sanh khởi của tâm trong pháp đoạn giảm đó, cũng là pháp có rất nhiều lợi ích. V́ vậy, Ngài đă nói như sau: ‘Sự sanh khởi của tâm trong các thiện pháp, Thiện Thệ vẫn nói rằng có rất nhiều lợi ích.
Dù tâm sanh khởi … Thiện Thệ [cittuppādampi kho ahaṃ]’ có ư nghĩa như sau: Này Cunda, sự sanh khởi của tâm trong các thiện pháp, Thiện Thệ nói rằng có nhiều lợi ích, c̣n nói ǵ nữa đến việc được thực hiện bằng thân và với lời nói, là thực hành pháp đó bằng thân và bắt buộc với lời nói ‘tất cả các con hăy cùng nhau thực hiện’, hoặc học tập, hỏi đáp, vân vân. Giống với tâm thứ nhất sanh khởi Thế Tôn thuyết giảng (sắp xếp) việc làm đó chắc chắn có nhiều lợi ích. Hỏi rằng: V́ sao sự sanh khởi của tâm trong thiện pháp có được nhiều lợi ích? Đáp: V́ nó chắc chắn mang lại (một phần) lợi ích sự tiến hóa và sự an vui, v́ nó làm nhân cho việc sắp xếp có trật tự.
Thật vậy, sự sanh khởi của tâm rằng: tôi sẽ tự ḿnh bố thí cúng dường (chính tâm ấy) làm nhân mang lại (một phần) sự lợi ích, sự tiến hóa và sự an vui, và cả làm nhân cho việc sắp xếp có trật tự. Do khởi lên suy nghĩ như vậy (ngày thứ 1), ngày thứ 2 đóng các con đường lớn, cho dựng các lều lớn rồi cúng dường đến 500 vị Tỷ-kheo, hoặc 1000 vị Tỷ-kheo, rồi bảo những người tùy tùng: ‘Hăy thỉnh mời, hăy cung kính, hăy cúng dường thực phẩm đến các Tỷ-kheo’. Như vậy, sự khởi sanh của tâm, chính tôi sẽ làm ‘tôi sẽ cúng dường y phục, trú xứ, sang tọa và thuốc men đến các Tỷ-kheo’ với suy nghĩ ấy chắc chắn (một phần) mang lại lợi ích, sự tiến hoá và b́nh an lâu dài, cũng như làm nhân cho sự sắp xếp có trật tự với cách thức như thế. Quả thật, bởi v́ chính tâm khởi sanh như vậy, cho nên người người mới chuẩn bị y phục vân vân, cùng nhau hội tụ để cúng dường.
Việc đến ‘Con xin đi đến nương nhờ = saraṇaṃ gacchāmī’ cũng theo cách thức như vậy. nghĩa là suy nghĩ khởi sanh lên trước ‘con xin quy y’, sau đó mới thọ phép quy y bằng thân và bằng lời nói. Lại nữa, suy nghĩ khởi sanh lên trước ‘con xin thọ tŕ ngũ giới, bát quan trai giới, hoặc thập giới’, rồi mới thọ tŕ bằng thân và lời nói. Và đối với hạng xuất gia th́ suy nghĩ cũng khởi sanh lên trước, tương tự vậy ‘tôi sẽ an trú vững chắc trong 4 giới, sau đó sẽ thực hành các giới cần phải thực hành trọn vẹn bằng thân và bằng lời nói cho được viên măn. Suy nghĩ khởi sanh lên trước ‘tôi sẽ học Phật ngôn’, (sau đó) mới bắt đầu học Phật ngôn từ 1 nikāya, hoặc 2 nikāya, hoặc 3 nikāya, hoặc 4 nikāya, hoặc 5 nikāya.
Cần dẫn lối (vấn đề sự khởi sanh của tâm để tŕnh bày) thế này với năng lực của việc thọ tŕ hạnh đầu đà [dhutaṅga], việc học đề mục thiền [kammaṭṭhāna], công việc sơ bộ cần phải được chuẩn bị trước khi hành thiền [kasiṇaparikamma], nhập thiền, (phát triển) thiền tuệ, đạo, quả, tuệ giác ngộ riêng biệt [paccekabodhiñāṇa], tuệ giác ngộ hoàn toàn [sammāsambodhiñāṇa].
Thật vậy, sự khởi sanh của tâm rằng tự ta ‘ta sẽ là Phật’ chính suy nghĩ ấy cũng (một phần) làm nhân mang lại lợi ích, sự tiến hoá và b́nh an, cũng như cả việc sắp xếp theo thứ tự. nghĩa là bởi v́ khởi lên suy nghĩ như vậy, (Bồ tát) khi đă thực hành viên măn Ba-la-mật [Pāramī] bằng thân và bằng khẩu xuyên suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp (sau khi giác ngộ) Ngài đă đi đu hành và trợ giúp cho tất cả nhân loại cùng với chư thiên vượt qua khỏi ḍng nước luân hồi [oghasaṃsāra, bộc lưu]. Dù là khởi tâm suy nghĩ trong tất cả các thiện pháp cũng mang lại nhiều lợi ích như đă giải thích. Nhưng việc sắp xếp theo trật tự bằng thân và bằng lời nói nên biết rằng mang lại nhiều lợi ích hơn nữa. Thế Tôn nói đến sự sanh khởi của tâm mới thuyết lời khởi đầu như sau: ‘Này Cunda, chính nguyên nhân đó.’ Lời ấy với ư nghĩa đă được làm sáng tỏ.
[85] Thế Tôn khi thuyết về sự khởi sanh của tâm [cittuppāda] trong pháp đoạn giảm, Ngài đă thuyết giảng với 44 ākāra có được nhiều lợi ích. Bây giờ khi thuyết về pháp đoạn giảm đó là con đường của việc đạt được sự lợi ích, sự tiến hóa nên mới thuyết ‘dù thế nào = seyyathāpi’. Lời đó được giải thích như sau: Này Cunda giống như có một con đường gồ ghề (không bằng phẳng) với những gốc cây, gai góc và sỏi đá th́ phải có một con đường khác bằng phẳng, như khu vực đă được điều chỉnh (mục đích) để tránh né con đường gồ ghề (không bằng phẳng) đó. Lại nữa, một bến nước không bằng phẳng, không êm ả có những thân cây, đầy sỏi đá và hố đầy nguy hiểm, có cá sấu, rắn độc vân vân. Phải có một bến nước bằng phẳng, sâu lên xuống có trật tự tựa như bậc thang (mục đích) để tránh bến nước không bằng phẳng ấy, mà người người đi qua, dừng lại đi xuống nước để bơi lội, tắm rửa, hoặc lên xuống được thuận tiện dễ dàng như thế nào th́ sự vô hại [avihiṃsā] cũng như thế ấy Cunda, tựa như con đường bằng phẳng, và bến nước êm ả (mục đích) tránh những kẻ năo hại [vihiṃsā], những kẻ có ḷng năo hại (người khác) cũng giống như bến nước không bằng phẳng vậy. Thật vậy, con đường bằng phẳng và bến nước êm ả được trang trí (mục đích) để tránh con đường không bằng phẳng và bến nước không êm ả như thế nào th́ hành giả thực hành để tránh sự năo hại [vihiṃsā] và sửa đổi (bản thân) bằng sự vô hại [avihiṃsā] cũng như thế ấy, sẽ đi vào sanh thú của loài người hoặc sanh thú của Chư thiên thọ hưởng sự an lạc hoặc vượt ra ngoài thế giới dễ dàng. Tất cả các câu đều gắn kết với nhau bằng cách này.
[86] Sau khi Thế Tôn thuyết pháp đoạn giảm là đạo lộ mang lại sự lợi ích, sự tiến hóa. Bây giờ, Ngài thuyết tính chất [bhāva] pháp đoạn giảm đưa đến sự cao cả nên mới thuyết ‘dù thế nào = seyyathāpi’.
Lời ấy được giải thích như sau: Này Cunda giống như bất thiện pháp [akusaladhamma] khi cho (quả) tục sanh [patisandhi] hoặc không cho tục sanh, khi đă tục sanh lại cho sanh dị thục quả [vipāka], hoặc không cho sanh dị thục quả, tất cả điều đó do năng lực của Jāti [giống], được gọi là pháp đưa đến sự hạ liệt [adhobhāgaṅgamanīya], v́ bất thiện pháp đó trong lúc cho quả dị thục là quả không ước muốn, không vừa ḷng. C̣n thiện pháp [kusaladhamma] khi cho (quả) tục sanh [patisandhi] hoặc không cho tục sanh, khi đă tục sanh lại cho sanh dị thục quả [vipāka], hoặc không cho sanh dị thục quả tất cả điều đó do năng lực của Jāti [giống], được gọi là pháp đưa đến sự cao thượng [uparibhāgaṅgamanīya] v́ thiện pháp đó trong lúc cho quả dị thục là quả đáng ước muốn, quả đáng vừa ḷng như thế nào th́ này Cunda sự vô hại [vihiṃsā] cũng như thế ấy, có được nhằm mục đích nói lên sự cao cả (của nó) đối với những kẻ có ḷng năo hại [vihiṃsā]. Trong vấn đề này có sự so sánh giữa ví dụ minh họa và giải thích như sau. Các pháp bất thiện là pháp đưa đến sự hạ liệt thấp kém như thế nào th́ sự năo hại cũng là pháp đưa đến sự hạ liệt thấp kém như thế ấy. Các pháp thiện là pháp đưa đến sự cao thượng như thế nào th́ sự vô hại cũng là pháp đưa đến sự cao thượng đối với những hạng người không có ḷng năo hại cũng như thế ấy.
[87] Sau khi Thế Tôn thuyết pháp đoạn giảm là pháp dẫn đến sự cao thượng. Bây giờ, Ngài thuyết pháp đoạn giảm là pháp có khả năng đoạn tận phiền năo [đạt đến Nibbāna] nên mới thuyết ‘Này Cunda! = so vata Cunda’. Ở đây, ‘So = đó’ tŕnh bày đến những hạng người đă được đề cập, nên biết đến việc sử dụng từ Yo để thuật lại So để liên kết các câu như vầy; người nào tự ḿnh rơi vào bùn lầy, người đó…, Này Cunda (có thể) kéo người khác rơi vào bùn lầy? Những kẻ bị rơi vào bùn lầy Thế Tôn gọi là Palipapalipanno [người bị rơi vào bùn lầy]. Nhưng điều đó không được gọi trong giới luật của bậc thánh, trong giới luật bậc thánh Thế Tôn gọi bùn lầy là ngũ dục [pañca-kāmaguṇā]. Những kẻ ngu ch́m đắm trong ngũ dục gọi là palipanno [kẻ bị ch́m đắm trong ngũ dục]. V́ vậy nên biết rằng sự kết hợp ư nghĩa trong lời này như sau: ‘so vata Cunda’ vân vân, (tiếp tục) này Cunda, một số người rơi vào bùn lầy lún đến tận mũi sẽ nắm tay, nắm đầu một người cũng bị rơi trong bùn lầy để nhấc họ lên, điều này không thể xảy ra, người ấy (có thể) nhấc người kia ra khỏi bùn lầy đứng trên mặt đất như thế nào th́ những kẻ tự ḿnh rơi vào bùn lầy [tự ḿnh ch́m đắm trong ngũ dục] cũng như thế ấy, (có thể) kéo người khác ra khỏi bùn lầy ngay tại đó lên được, nguyên nhân này trường hợp này không thể nào xảy ra được.
Có ư kiến phản đối rằng Thế Tôn thuyết điều đó không chính xác, bởi v́ nhiều người nghe thuyết pháp từ các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ (những người ấy) vẫn c̣n là phàm phu đă đạt được sự giác ngộ, do dó người rơi vào bùn lầy mới gọi là nhấc [người khác cũng bị rơi vào bùn lầy] lên được.
Cần giải thích như vầy lời đó không nên hiểu như vậy. Quả thật trong chuyện này chỉ Thế Tôn mới nhấc lên được. Đối với những vị pháp sư chỉ có thể nhận được những lời tán thán, tựa như một người đọc thánh chỉ được nhà Vua gửi đến. Thật vậy, thánh chỉ được nhà Vua gửi đến cho người dân sống ở biên ải, người ở đó đọc thánh chỉ không được, lại nhờ người khác đọc để mọi người cùng nghe nội dung trong thánh chỉ, tiếp nhận lời ấy với ḷng thành kính rằng đây là chỉ dụ của nhà Vua, họ không nghĩ rằng đây là mệnh lệnh của người đọc, c̣n người đọc thánh chỉ cũng chỉ nhận được lời tán thán rằng ‘lời nói rành rọt, không bị vấp’ như thế nào th́ các vị pháp sư như Trưởng lăo Sārīputta dù là một vị Tướng quân Chánh pháp, tuy nhiên những vị này cũng như thế ấy, tức là (những vị ấy) cũng giống như người đọc thánh chỉ vậy. Đối với những vị pháp sư cũng chỉ là những vị thuyết pháp của Thế Tôn, giống như chỉ dụ của nhà Vua. Lại nữa, những hạng người nghe pháp rồi chứng đắc th́ Thế Tôn biết rằng đă nhấc người này lên được (thoát khỏi bùn lầy). C̣n đối với những vị pháp sư cũng chỉ nhận được lời tán thán rằng những vị ấy thuyết pháp thật rành rọt không bị vấp, như vậy câu nói của Đức Phật mới hoàn toàn chính xác. Pháp trắng cần được giải thích là pháp đối nghịch lại với những điều được nói trên.
Lại nữa, cần phải hiểu ư nghĩa những từ sau: hạng người không được nhiếp phục [adanto]hạng người không được huấn luyện [avinīto], hạng người không được hoàn toàn giải thoát [aparinibbuto], hạng người không được nhiếp phục bởi v́ những người này vẫn chưa hết kiêu ngạo, ương ngạnh. Hạng người không được huấn luyện bởi v́ những người này vẫn chưa được học về luật. Hạng người không được hoàn toàn giải thoát bởi v́ phiền năo của những người này vẫn chưa được dứt trừ. Những hạng người ấy sẽ hướng dẫn người khác là khiến họ hết kiêu ngạo, hết ương ngạnh, sẽ hướng dẫn họ học Tam học, sẽ làm cho người khác dập tắt phiền năo là sẽ khiến cho phiền năo của họ được đoạn tận, sự t́nh này không thể xảy ra. Pháp trắng cần được giải thích là pháp đối nghịch lại với những điều được nói trên.
Giải thích lời này như sau: Này Cunda, sự vô hại [avihiṃsā] để dập tắt phiền năo của chúng sanh, những hạng người có ḷng năo hại [vihiṃsā] cũng như thế ấy nên biết như vậy. Cũng giống như người không bị rơi vào bùn lầy có thể nhấc (kéo) người khác ra khỏi bùn lầy, người đă nhiếp phục có thể nhiếp phục người khác, người được huấn luyện có thể huấn luyện người khác, người đă dứt trừ phiền năo có thể hoàn toàn giải thoát người khác, sự t́nh này có thể xảy ra.
Hỏi: Nguyên nhân đó là ǵ? Đáp: là việc không bị rơi vào bùn lầy, đă được nhiếp phục, đă được huấn luyện, đă diệt trừ khỏi phiền năo như thế nào, này Cunda sự vô hại [avihiṃsā] để đoạn trừ phiền năo của những hạng người có ḷng năo hại cũng như thế ấy.
Giải thích như thế nào? Sự vô hại [avihiṃsā] của người không năo hại với chính ḿnh nhằm dập tắt sự năo hại người khác, người có ḷng năo hại [vihimsā]. Bởi v́ người vô hại với chính ḿnh sẽ dập tắt được tác ư năo hại của người khác, do đó trường hợp này sự t́nh này có thể xảy ra.
Hỏi: Nguyên nhân đó là ǵ? Đáp: Chính là sự vô hại, tự thân người ấy đạt đến sự vô hại mới có thể thúc đẩy, tác động người khác khiến họ làm như thế được.
Lại nữa, người (tự ḿnh) không bị rơi vào bùn lầy, (tự ḿnh) đă nhiếp phục, (tự ḿnh) được huấn luyện, (tự ḿnh) đă dập tắt phiền năo có thể nhấc (kéo) người khác ra khỏi bùn lầy, có thể nhiếp phục người chưa được nhiếp phục, có thể huấn luyện người chưa được huấn luyện, có thể (trợ giúp) người chưa dập tắt phiền năo có khả năng dập tắt phiền năo như thế đó, trường hợp này sự t́nh này có thể xảy ra như thế nào th́ sự vô hại [avihiṃsā] khởi sanh đối với hạng người phát triển đạo [magga] để đoạn trừ sự năo hại [vihiṃsā] cũng như thế ấy, nhằm dập tắt sự năo hại của những người năo hại. nghĩa là tác ư vô hại [avihiṃsā-cetanā] có thể dập tắt tác ư năo hại [vihiṃsā-cetanā] tựa như người đă dập tắt phiền năo có thể (trợ giúp) người chưa dập tắt phiền có khả năng dập tắt phiền năo. Do đó, Thế Tôn khi thuyết ư nghĩa như đă được giải thích mới nói lên: ‘evameva kho, cundā = Tương tự vậy, Cunda’. Cho nên người học cần phải hiểu ư nghĩa vấn đề đă được giải thích, những sự gắn kết ư nghĩa theo trật tự ở tất cả câu không được sắp xếp giống như sự vô hại [avihiṃsā] và sự năo hại [vihiṃsā], v́ e rằng sẽ quá dài ḍng.
[88] Sau khi Thế Tôn thuyết pháp đoạn giảm về khả năng trong việc dập tắt phiền năo. Bây giờ, để nhấn mạnh pháp đó đối với người nghe trong việc thực hành nên mới thuyết ‘Này Cunda! Do nguyên nhân này = iti kho, cundā’. Ở đây, ‘giảng giải pháp môn đoạn giảm = sallekhapariyāyo’ bao gồm nguyên nhân của pháp đoạn giảm. Trong tất cả các câu đều theo cách này. Tất cả pháp thiện có sự vô hại [avihiṃsā] vân vân, trong kinh Đoạn Giảm này nên biết rằng đây là nhân của pháp đoạn giảm bởi v́ thanh lọc, cắt đứt bất thiện pháp có sự năo hại [vihiṃsā] vân vân, gọi là nhân của tâm sanh khởi bởi v́ tâm khởi sanh do mănh lực của sự vô hại vân vân, gọi là nhân của sự thoát khỏi bởi v́ là nhân của việc thoát khỏi sự năo hại [vihiṃsā], gọi là nhân của sự cao thượng bởi v́ sự cao thượng dẫn đến thành tựu, gọi là nhân của việc dập tắt phiền năo bởi v́ dập tắt được sự năo hại. ‘Người đi tầm cầu lợi ích = Hitesinā’ là người đi tầm cầu lợi ích. ‘Ḷng thương xót = Anukampakena’ là v́ ḷng thương xót, thương tưởng. ‘giúp đỡ v́ ḷng bi mẫn = Anukampaṃ upādāya’ là xác định giúp đỡ với ḷng bi mẫn, có lời giải thích là nương nhờ (giúp đỡ). ‘Phận sự đó Như Lai đă làm cho các con = Kataṃ vo taṃ mayā’ nghĩa là phận sự đó Như Lai đă tŕnh bày cả 5 nguyên nhân cùng các con. nghĩa là phận sự chỉ có bấy nhiêu: là bổn bổn phận trách nhiệm của bậc Đạo Sư v́ ḷng thương tưởng bao gồm cả việc thuyết giảng pháp không bị lệch lạc (Như Lai đă thuyết giảng), (việc c̣n lại) việc hành pháp là trách nhiệm bổn phận của các con [các bậc Thinh Văn Sāvaka]. Cho nên, Thế Tôn thuyết rằng: ‘Này Cunda, đây là những gốc cây [rukkhamūla], đây là nơi thanh vắng [suññāgāra]. Này Cunda, hăy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Đó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.’
Ở đây Nói đến 3 nơi đó có gốc cây là nói đến chỗ ngồi, chỗ nằm. Nơi thanh vắng là nơi trống rỗng không có nhà cửa hay nơi (cách biệt) con người. Lại nữa 2 trú xứ này thích hợp với sự tinh tấn là ban cho quyền thừa kế [dāyajjaṃ]. ‘Hăy [thực hành] thiền = jhāyatha’ là hăy tu tập suy tưởng về 38 đối tượng với sự chú tâm quan sát đối tượng [ārammaṇūpanijjhāna], chú tâm quan sát các uẩn [khandha] và các xứ [āyatana] vân vân bằng sự vô thường [aniccā] vân vân, với sự quan sát về các tướng [lakkhaṇūpanijjhāna], lời giải thích tu tập thiền định và thiền tuệ.
Đừng có phóng dật = mā pamādattha’ tất cả các con đừng phóng dật. ‘Đừng để làm người phải hối tiếc về sau = Mā pacchā vippaṭisārino ahuvatthāti’ nghĩa là những người nào lúc trước trong thời niên thiếu, không có tật bệnh, trong lúc đạt được 7 điều hạnh phúc vân vân và trong khoảng thời gian bậc Đạo Sư c̣n trước mặt ngoại trừ như lư tác ư [yonisomanasikāra] thọ hưởngsự an lạc từ việc ăn và ngủ làm mồi cho bọn côn trùng, phóng dật ngày lẫnđêm th́ những hạng người đó về sau là trong thời gian tuổi già, thời gian tật bệnh, lúc cận tử, thời nghiệp cho quả và khi Như Lai nhập diệt Niết-bàn, lúc bấy giờ mới nghĩ lại sống phóng dật trong thời gian trước kia, và quan xét thấy việc đi tái sanh và nghiệp của chính bản thân (và những ǵ phải mang theo) mới thấy hối tiếc, các con không được giống với những hạng người đó, v́ thế mà Thế Tôn khi thuyết giảng ư nghĩa đă nói rằng: ‘Đừng để làm người phải hối tiếc về sau’.
Đó là lời giáo huấn của Ta cho các con = Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanī’ nghĩa là đây là lời huấn từ, lời nói dành cho các con trong hội chúng của Như Lai hăy suy niệm (thiêu đốt phiền năo) đừng có phóng dật.
Kết Thúc Lời Giải Thích
Bài Kinh Đoạn Giảm số 8
Dịch giả: Dhammapiyo

Nguồn: Pali Chuyên Đề

 

 

8.1. NỘI DUNG DỊCH (ĐOẠN 1-27)
[Xuất khỏi trạng thái độc cư] trong cụm từ này:
Trạng thái độc cư (paṭisallānaṃ) được gọi là trạng thái đơn cư (sallānaṃ), trạng thái ẩn cư (nilīyanaṃ), trạng thái đơn độc (ekībhāvo), trạng thái tách biệt (paviveko) bằng cách tránh thoát khỏi mọi chúng sinh & uẩn(i). Người nào xuất khỏi đó, th́ người ấy được gọi là xuất khỏi trạng thái độc cư. Bởi v́ vị Trưởng lăo ấy (Mahācunda) xuất khỏi Sự Thể Nhập Quả (phalasamāpatti) tối thượng, cho nên vị ấy được nói là ‘xuất khỏi trạng thái độc cư.’
-----
(i) Theo Sớ Giải tương ứng, mọi chúng sinh gồm: bạn đồng cư, đệ tử, cận sự nam… C̣n mọi uẩn là các nhóm đối tượng cho giác quan như Sắc, Thanh…
[Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn] nghĩa là vị ấy kính chào Thế Tôn một cách nghiêm cẩn bằng đầu ḿnh, được điểm tô bằng nét đẹp của 10 ngón tay đồng đều(i).
-----
(i) Động tác đảnh lễ cúi đầu và chắp đều tay, cung cách chắp đều 10 ngón tay tô điểm cho sự kính cẩn khi cúi đầu.
(Thế Tôn) chào đón vị ấy, lên tiếng rằng: ‘Này Cunda, hăy an lành!’
Thế rồi quả thật, Thế Tôn trong khi được kính chào, Ngài vươn thẳng cổ giống như chiếc trống có màu vàng(i), phát ra Phạm âm thuận tai, đáng được ưa thích giống như rải (âm thanh) Bất Tử (amatābhiseka), (Ngài) nắm tên họ của chính vị ấy rồi nói rằng: ‘Hăy an lành!’; đó là thông lệ của các Như Lai.
-----
(i) Có lẽ so sánh làn da cổ Đức Phật mịn như mặt trống căng đều. Ngoài ra, chiếc trống phát ra âm thanh tượng trưng cho cái cổ phát ra tiếng nói. Trong Chú Giải Tạng Luật có cụm từ [amatadundubhi – trống Bất Tử] = āhañchaṃ amatadundubhinti
dhammacakkappaṭilābhāya
amatabheriṃ paharissāmīti; cho thấy h́nh ảnh cái trống đi với sự Bất Tử, tức Niết Bàn - được ẩn dụ bằng âm thanh Bất Tử ở đây – là một dạng công thức biểu đạt trong Truyền thống kinh điển.
Trong chủ đề này, đây là đoạn kinh minh chứng:
(Lời Thiên Tử Pañcasikha) ‘Thưa Ngài, Đế Thích – Thiên Chủ - cùng với thuộc cấp & tùy tùng kính chào Thế Tôn bằng đầu ḿnh nơi chân Ngài.’
(Lời Thế Tôn) ‘Này Pañcasikha, Đế Thích – Thiên Chủ - cùng với thuộc cấp & tùy tùng hăy an lành! Quả thật, chư Thiên, con người, Asura, Rồng, Càn Thát Bà – họ là những nhóm chúng sinh riêng biệt, khác nhau – đều mong muốn sự an lành.’
Các Như Lai đă đáp lời như vậy với các Dạ Xoa có đại thần lực như thế.
0
[Các Kiến] tức các Tà Kiến.
[Sinh lên trong thế gian] tức hiện ra nơi các chúng sinh.
[Liên hệ với học thuyết về Bản ngă] tức là liên hệ với học thuyết về Bản ngă vận hành theo những thể thức như ‘Vị ấy nhận thấy Sắc là Ngă.’; có 20 học thuyết đó.
[Liên hệ với học thuyết về Thế giới] tức là liên hệ với học thuyết về Thế giới vận hành theo những thể thức như ‘Bản ngă và Thế giới là trường tồn.’; có 8 học thuyết đó, với sự vận hành như thế này: ‘(1) Bản ngă và Thế giới trường tồn; (2) không trường tồn; (3) vừa trường tồn vừa không trường tồn; (4) không phải trường tồn cũng không phải không trường tồn; (5) hữu biên; (6) vô biên; (7) vừa hữu biên vừa vô biên; (8)  không phải hữu biên cũng không phải vô biên(i).’
-----
(i) Tham khảo Indacanda, Huỳnh Trọng Khánh, Nguyễn Đ́nh Vũ Trường Bộ - Tập Một (Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2022).
[chỉ trong giai đoạn khởi điểm vân vân] đây là ư nghĩa của câu kinh đó: ‘Thưa Ngài, liệu có sự từ bỏ, có sự bỏ chính các Tà Kiến đó bằng cách thức chỉ như vậy cho vị Tỳ Kheo đang tác ư chỉ với sự tác ư sơ khởi kết hợp với Vipassanā, (vị Tỳ Kheo ấy) chưa đạt đến Nhập Lưu Đạo và đang tác ư chỉ trong giai đoạn khởi điểm?(i)’
-----
(i) Câu hỏi này chỉ đến vị Tỳ Kheo chưa đạt đến Nhập Lưu Đạo và đang thực hành thiền Vipassanā ở các giai đoạn thấp hơn.
Vị Trưởng lăo ấy (Mahācunda) trong khi tự ḿnh không ảo tưởng (anadhimānika) lại như thể chính ḿnh ảo tưởng rồi hỏi điều đó nhằm mục đích triệt bỏ ảo tưởng cho những người ảo tưởng(i). Điều đó nên được hiểu như vậy.
-----
(i) Theo Sớ Giải tương ứng, Trưởng lăo Mahācunda là bậc trí tuệ, Ngài biết đối với vị Tỳ Kheo chưa đạt đến Nhập Lưu Đạo th́ chưa thể từ bỏ các Tà Kiến được; chỉ những ai ảo tưởng mới tin rằng được. Nhưng Ngài làm ra vẻ không biết, giống như đang ‘nhập hội’ với những người ảo tưởng rồi đặt câu hỏi để Đức Phật giảng rơ và giải tan ảo tưởng.
‘‘Ādimeva nu kho…pe… paṭinissaggo hotī’ti anabhisametāvī viya vadanto
adhimāne ṭhito viya hotīti āha
‘‘adhimāniko viya hutvā’ ’ti.
Những người khác lại nói rằng: ‘Các đồ đệ của vị Trưởng lăo ấy là những người tưởng như thế này ‘Có sự từ bỏ - tức là sự đoạn tuyệt các Tà Kiến chỉ bằng sự tác ư khởi điểm.’ hoặc tưởng như thế này ‘Sự sống theo cách thể nhập(i) là sự sống gột bỏ(ii).’ Vị Trưởng lăo ấy hỏi Thế Tôn v́ các đồ đệ đó.’
-----
(i) Tức thể nhập các tầng thiền.
(ii) Theo chính bài Chú Giải này, sự gột bỏ (sallekha) là ẩn dụ cho phạm hạnh (brahmacariya) v́ phạm hạnh gột bỏ (sallekhati) cái phi phạm hạnh (abrahmacariya):
ettha ca brahmacariyaṃ sallekhoti
veditabbaṃ. brahmacariyañhi
abrahmacariyaṃ sallekhati.
0
Trong câu kinh này, cụm từ [ở chỗ nào các Tà Kiến ấy sinh lên vân vân] được nói chỉ đến Ngũ Uẩn.
Bởi v́ các Tà Kiến ấy sinh lên nơi các Uẩn đó. Đức Phật đă nói như thế này: ‘Này các Tỳ Kheo, trong khi Sắc tồn tại; bằng cách hướng đến Sắc, Tà Kiến sinh lên như vầy ‘Chính Bản Ngă là Thế Giới; chính ta sau khi chết sẽ tồn tại, thường hằng, ổn cố, vĩnh viễn, không có tính biến đổi.’ (Saṃ. ni. 3.152) Sự giải thích là như vậy.
Đức Phật đă nói cụm từ [ở chỗ nào] với ư nghĩa là đối tượng(i) được đặt ở số đơn (ekavacanaṃ)(ii). Điều được nói có nghĩa là ‘(Các Tà Kiến) sinh lên ở đối tượng nào.’
-----
(i) Đối tượng của tâm.
(ii) Thuật ngữ ngữ pháp truyền thống Ấn Độ: một danh từ sẽ được chia theo ekavacana [số đơn] hay bahuvacana [số nhiều]. Ví dụ: danh từ Purisa [con người] có thể chia ở chủ cách số ít là Puriso [một con người] hay chủ cách số nhiều là Purisā [những con người].
Trong câu kinh này, cụm từ [(các Tà Kiến) sinh lên, ẩn trú, hiện hành vân vân] nên được hiểu là sự đa dạng như thế của các Tà Kiến ấy.
Cụm từ [(các Tà Kiến) sinh lên] được nói theo nghĩa là: (các Tà Kiến) chưa từng được sinh lên th́ đang sinh lên với ư nghĩa là sự khởi sinh(i).
-----
(i) Các Tà Kiến đa dạng về cấp độ. Cấp thứ nhất là mới sinh lên lần đầu tiên.
Cụm từ [(các Tà Kiến) ẩn trú] được nói theo nghĩa là: (các Tà Kiến) chưa được tẩy trừ th́ trở nên mạnh mẽ, được hướng đến hết lần này đến lần khác.
Cụm từ [(các Tà Kiến) hiện hành] được nói theo nghĩa là: (các Tà Kiến) đă đi đến Thân Môn, Khẩu Môn; đó là sự đa dạng của các Tà Kiến ấy.
Đối với cụm từ [(thấy) cái đó rằng ‘cái đó không phải là của ta.’ vân vân], ư nghĩa là:
‘Đối tượng đó(i) – vốn được chia thành Ngũ Uẩn đó – th́ không phải là của ta; ta không phải là cái đó, cái đó không phải là Bản Ngă của ta’; đối với (hành giả) thấy cái đó đúng theo thực tính như vậy bằng Trí Tuệ Chân Chánh. Ư nghĩa của câu kinh như thế nên được hiểu như vậy.
-----
(i) Ở đây, Chú Giải hiểu đối tượng (ārammaṇa) là cái đă được phản ánh qua Ngũ Uẩn chứ không phải là vật độc lập bên ngoài giác quan của chúng sinh. Chẳng hạn: chiếc xe hơi đậu bên đường là một vật độc lập với giác quan/nhận thức của ta. Dù ta có thấy, có biết đến nó hay không th́ nó vẫn tồn tại. Nhưng khi ta nh́n thấy nó, th́ h́nh sắc nó mới hiện lên Nhăn Thức của ta; Nhăn Thức này mới thuộc về Thức Uẩn, thuộc về Ngũ Uẩn của ta; c̣n chiếc xe độc lập kia th́ không thể thuộc về Ngũ Uẩn của ta được, chỉ có thể coi nó là Sắc Uẩn của chính nó thôi, không liên can đến Ngũ Uẩn của ta.
Ở chủ đề này; bởi v́ cụm từ [cái đó là của ta] chỉ đến sự nắm bắt (đối tượng) do Tham Ái; trong khi nắm bắt cái đó, chúng sinh nắm bắt ảo tưởng do Tham Ái được chia thành 108 loại suy tưởng Tham Ái.
[Ta không phải là cái đó] chỉ đến sự nắm bắt (đối tượng) do Ngă Mạn; trong khi nắm bắt cái đó, chúng sinh nắm bắt ảo tưởng do Ngă Mạn được chia thành 9 loại.
[Cái đó không phải là Bản Ngă của ta] chỉ đến sự nắm bắt (đối tượng) do Tà Kiến; trong khi nắm bắt cái đó, chúng sinh nắm bắt ảo tưởng do Tà Kiến được chia thành 62 loại Tà Kiến.
Cho nên, Thế Tôn nói [cái đó không phải là của ta] để bác bỏ ảo tưởng do Tham Ái được chia theo cách được nói ở trên. Ngài nói [ta không phải là cái đó] để bác bỏ ảo tưởng do Ngă Mạn. Ngài nói [cái đó không phải là Bản Ngă của ta] để bác bỏ ảo tưởng do Tà Kiến.
Dịch giả: Huỳnh Trọng Khánh

Nguồn: Pali Chuyên Đề

 

 

 

 

 

Mục Lục Kinh Trung Bộ Pali -Việt

 

Kinh Trung Bộ

 

 


 



KINH ĐIỂN 
Home