Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

TRƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA
NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI

Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh
suvijjo@yahoo.com

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương VIII

BUDDHAGHOSA DIỄN GIẢI VỀ PHẬT GIÁO

 

Những tài liệu Buddhaghosa sử dụng

Trong việc diễn giải về Phật giáo của mình, ngài Buddhaghosa, một Phật tử chính thống đã theo sát Tam tạng (Tripiṭakas) và các bản chú giải Sinha như là những tư liệu chủ yếu cho công việc của mình. Chỉ có một tư liệu duy nhất ngoài luồng văn học kinh điển được chính ông trích dẫn ngoài những bản chú giải của các người tiền nhiệm của ông đó là Milinda Pañho. Nơi này nơi khác ông theo đuổi những suy tư triết học và siêu hình để trợ giúp công việc chú giải những triết lý Phật giáo. Trong số các suy tư triết học và siêu hình của ông, ở một vài nơi ông đã cải thiện những ý tưởng cổ xưa, và những lý luận triết học của mình, tuy nhiên đôi khi vẫn có một số ý tưởng tỏ ra rất kỳ lạ, nhưng nhìn chung tất cả đều vẫn chính xác. Ông luôn tin vào phép mầu, và không bao giờ nghi ngờ khả năng của mình. Dưới đây chúng tôi xin cống hiến cho các bạn một vài điểm quan trọng về Phật giáo.

Sīla (giới)

Tất cả các tư liệu về Phật giáo đã quy cho Sīla (giới) một vị trí hết sức quan trọng vì căn cứ vào những tư liệu này thì đó là nền tảng của tất cả mọi đức tính tốt của con người. Sīla có nghĩa là "thói quen" hay là "Hạnh kiểm tốt" căn cứ vào phần trích dẫn Buddhaghosa đã thực hiện trong tác phẩm Paṭisaṃbhidāmagga, Sīla được chia thành bốn phần. Cetanā Sīlaṃ, Cetasika Sīlaṃ, Saṃvara SīlaṃAvitikkamo Sīlaṃ. Suy tư của một con người tự kiềm chế không sát sanh, v.v... được gọi là Cetanā Sīla. Saṃvara Sīlaṃ lại chia thành năm loại, như sau: Pātimokkhasaṃvara, Satisaṃvara, Ñānasaṃvara, Khantisaṃvara Viriyasaṃvara. Sīla được mô tả như là điều giúp lập lại ổn thỏa cho trí tuệ hoặc ngăn cản tính không kiên định của trí tuệ. Nhiệm vụ của Sīla là tiêu diệt những hành động xấu. Hậu quả của việc năng giữ Sīla là đem lại sự trong trắng cho thể xác cho tâm hồn và lời nói. Có ba loại, Hīna, MajjhiṃaPaṇita, và lại còn chia nhỏ thành ba loại nữa. Một khi những giới luật không được nắm giữ nghiêm túc. Giới luật được coi như là không còn tinh tuyền. Tác phẩm Visuddhimagga đã mô tả về những hậu quả xấu do việc vi phạm giới luật mà ra. Sự mô tả này bao gồm nhiều trích dẫn do chính Buddhaghosa thực hiện từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. một điều thú vị cần được lưu ý là trong tác phẩm Atthasālini, Sīla (giới) cũng được sử dụng với cùng một ý nghĩa như trong Visuddhimagga.

Sīla (giới) một cách rộng rãi được chia làm hai phần: cārittasīla (những bổn phận phải thực hiện) và vārittasīla (những bổn phận phải tránh) gồm những điều chính sau đây:

- Không được sát sanh
- Không được trộm cắp
- Không tà dâm
- Không được nói dối
- Không uống rượu và các chất say

Việc đạo đức quen thuộc được ví như trái đất bao la, trên đó mọi tạo vật, coi như là điểm tựa hay cơ sở để di chuyển, dừng lại hoặc nghỉ ngơi; và lại nữa, Sīla được ví như là các con suối nối với một con sông lớn và đại dương, khởi đầu chỉ là một dòng suối nhỏ, phá đường xuống núi và giúp cho nhiều loại động vật sinh sôi nẩy nở khi chảy đến bất cứ nơi đâu làm tươi tốt và sâu rộng cho đến khi chúng hòa vào đại dương." [1]

Indriya (giác quan hay là căn)

Từ Indriya thường được áp dụng vào năm giác quan nhưng Phật tử thường hiểu một cách hết sức rộng rãi. Indriya không chỉ có nghĩa là các giác quan nhưng còn hàm chứa những khả năng, những nguyên tắc, những bổn phận đạo đức, v.v... Buddhaghosa đã định nghĩa Indriya là "sā assaddhiyassa abhibhavanato adhipatiyaṭṭhena indriyaṃ adhimokkhalakkhaṇe vā indaṭṭham kāretīti indriyaṃ." [2] (vì indriya kiểm tra điều không được tin và vì nó còn hàm chứa cả luyện tập quyền lực, vì vậy, nó được gọi là indriya hoặc do đặc tính quyết định, nó được coi như là indriya vì nếu là những lý do để thực hiện mục tiêu của indriya.) trong tác phẩm Visuddhimagga, tr. 491, Buddhaghosa dùng từ inda mang ý nghĩa chính là Đức Phật, ("Bhagavā hi sammāsaṃbuddho paramissarivabhāvato indo.")

Buddhaghosa [3] đã đề cập đến hai mươi hai indriyas như sau:

Cakkhundriya: Nhản căn
Sotindriya: Nhĩ căn
Ghānindriya: Tỷ căn
Jivhindriya: Thiệt căn
Kāyindriya: Thân căn
Manindriya: Ý căn
Itthindriya: Nữ căn
Purisindriya: Nam căn
Jīvitindriya: Sức sống
Sukhindriya: Lạc căn
Dukkhindriya: Khổ căn
Somanassindriya: Hỷ căn
Domanassindriya: Ưu căn
Upekkindriya: Xả căn
Saddhindriya: Tin căn
Virindriya: Tấn căn
Satindriya: Niệm căn
Satnadhindriya: Định căn
Pamāindriya: Huệ căn
Anaññātaññassāmītindriva: Vị tri căn
Aññindriya: Dĩ tri căn
Aññātāvindriya: Cụ tri căn

"Indriya" theo nghĩa đen là "một nguyên lý kiểm soát hay nguyên lý sức mạnh", Indriyas còn là những người tập luyện, những người thực hiện thần quyền được gọi là quyền tối thượng trên nhiệm vụ này nhiệm vụ khác... năm giác quan, con mắt ... làm chủ các cảnh quan, v.v ... thực thi những chức năng thấy v.v..."

"Cakkhuīdriyaih không phải là Cakkussaindriyaṃ, là "sức mạnh của con mắt" nhưng cakkhuṃ eva indriyaṃ, "chính con mắt, là một sức mạnh." từ được hiểu là "khả năng thị lực" nhưng chúng ta không đề cập ở đây giác quan thị lực, nhưng là chính con mắt, khi đang thực hiện một số kiềm chế đối với những giác quan thị lực.

Pīti

Trong tác phẩm Visuddhimagga, chương IV, chúng ta đọc thấy Hỷ lạc- Pīti gồm năm loại sau:

Khuddikā: Tiểu hỷ
Khaṇikā: Sát na hỷ
Okkantikā: Hải triều hỷ
Ubbegā: Thượng thăng hỷ
Pharaṇā: Sung mãn hỷ

Trong năm loại Hỷ lạc- Pīti vừa nêu trên Buddhaghosa đã giải thích Khuddikā là một thứ giác quan thích thú nhẹ nhàng có thể làm cho ta nổi da gà lên; Khaṇikā Pīti xuất hiện như những luồng chớp; còn Hỷ lạc Okkantikā lại là một xúc động mạnh tràn ngập cơ thể ta như là những cơn sóng tràn vào bãi biển, còn Ubbegā lại rất mạnh có thể khiến cho thân xác ta bay bổng lên trời; Hỷ lạc Pharaṇā tràn ngập khắp toàn bộ cơ thể ta như là cơn lũ khỏa lấp hết các hang động trên núi, (Atthasālini, tr. 115-117)

"Tuy nhiên, thoạt tiên còn có một cảm giác thích thú không rõ ràng và nhẹ nhàng (khuddaka) phát triển rất tinh tế thông qua những giao động của thích thú (Okkantikā) tới lúc một niềm thích thú tràn trề tích lũy thành cảm xúc hồi hộp (Ubbegā) cuối cùng là đến điều thú vị tích lũy thành niềm sung sướng tột độ (Pharaṇā) điều thích thú tột độ này lúc nào cũng dẫn đến cảm giác thú vị, thoải mái, hạnh phúc (sukka) nhờ đó bối lối và lo lắng (uddhacca-kukkuca) bị ngăn chặn lại." [4] "Hỷ lạc - Pīti còn còn có Somanassa cố định đi kèm theo, cùng với somanassa này vui thú là từ rất thích hợp, vì từ Pāli có nghĩa là vui sướng hạnh phúc (sukka) cộng với kích động. Nhưng từ Hỷ lạc - Pīti theo nghĩa trừu tượng lại có nghĩa là sự thích thú với nhiều mức độ và cường độ khác nhau, nơi một đối tượng cảm thấy ước muốn hay tìm cách đạt đến hạnh phúc... (Hỷ lạc - Pīti không phải là khoái lạc nhưng là một cái gì đó thuộc trí thức, có liên quan đến đối tượng nằm trong ý thức...). Chúng ta không nên hiểu lầm Hỷ lạc - Pīti có nghĩa là một hiện tượng phức tạp. Ngay cả khi nó xuất hiện với một hình thức lý tưởng hóa thuộc một Bojjhaṅga hay là một nhân tố trí tuệ, nó vẫn luôn là một nhân tố, một yếu tố, một yếu tố đơn giản nằm trong một toàn khối phức tạp," [5]

Trích những nhận định sau đây của Bà Rhys Davids thật là điều thú vị, "...... nếu Hỷ lạc - Pīti không phải là cảm giác thuần túy, thì nhất định nó phải là một cảm xúc. "Cảm xúc được và phải được dùng như là một tĩnh từ chỉ cảm giác. Và Hỷ lạc - Pīti được xếp loại, không thuộc loại cảm giác (vedanākkhandha) nhưng trong số các hệ số ý thức gọi là hành - saṅkhāras hay là tâm sở cetasikas. Đây không phải là cảm giác sảng khoái thuần túy (sukka) nhưng cũng chẳng phải là cảm xúc như ta đã định nghĩa. Cảm xúc là một cảm giác đi kèm với một ý tưởng, hữu thể bị "cảm xúc" với một hệ số ý thức tiêu biểu nào đó. Sự mô tả trong Kinh Phật về Hỷ lạc - Pīti lại liên quan tới các từ vui sướng, vui đùa và phấn khởi. Buddhaghosa giải thích với những đặc trưng cơ bản, được sui sướng (pleased), cởi mở, và phấn khởi. Ông cũng cho chúng ta biết năm bậc Hỷ lạc- Pīti: hồi hộp do háo hức, sự lóe sáng nhất thời, nguồn hứng thú tuôn trào, như là những triều sóng tan biến trên chúng ta. Trạng thái đê mê hay là mối cảm xúc mãnh liệt, và trạng thái mê ly tột đỉnh. Và tất cả những ví dụ được đưa ra liên quan đến một ý tưởng, hay một nhóm ý tưởng như là nguyên do gần. Vì vậy cho nên trong khi không có từ nào mang đủ ý nghĩa, thì từ "joy" vui vẻ mang ý nghĩa hân hoan, một hình thức sung sướng nâng cao hay là niềm thú vị lại không bao giờ luôn là một sự diễn dịch sai lạc." [6]

Upekkhā (tâm xả)

Buddhaghosa đã đưa ra nguồn gốc từ "upekkhā" sau đây: Upāpattito ikkhati, có nghĩa là xem xét từ chính căn nguyên. Ông cho biết thêm là từ "upekkhā" còn hàm chứa "tìm kiếm nguồn gốc, tìm kiếm không thiên vị. "Upekkhā (xả) lại có mười loại (dasavidhā):

Chaḷaṅga: Sáu giác quan
Brahmavihāra: Phạm trú
Bojjhaṅga: Giác chi
Viriya: Tinh tấn
Saṅkhāra: Hành
Vedanā: Thọ
Vipassanā: Tuệ quán
Tatramajjhatta: Hành xả
Jhāna: Thiền định
Pārisuddhi: Thanh tịnh
[7]

Tác phẩm Abhidhammatthasaṅgaha cho biết "có ba loại tâm xả chính. Thứ nhất, anubhavana upekkhā (cảm giác hay là cảm giác thể lý): đây là cảm giác trung hòa hay là điểm không giữa đau khổ thân xác và khoái lạc (kāyika-dukkhasukha) loại cảm giác này thích hợp cho mọi kích thích giác quan, trừ xúc giác. Loại thứ hai là indriyappabhedaupekkhā, hay là upekkhā phân chia (theo đạo lý) những sức mạnh của somanassa hay là vui sướng và domanassa hay là đau khổ (thuộc cảm khoái hay đau khổ tinh thần).

Hai loại upekkhā cảm giác trên, loại thứ nhất gọi là tâm sở (cetasika), lại có tới mười chín tâm sở tịnh hảo (sobhana-cetasika); hay nói cách khác, đó là tính chất hay là nguyên tố, thuộc mười chín sở hữu tịnh hảo" [8].

Samādhi (định)

Buddhaghosa mô tả samādhi như là "kusalacitte" ekaggatā hay là "sự tập trung các suy tư tốt. Nó được gọi là samādhi là vì nơi định (samādhi) tất cả những suy tư được tập trung cùng một lúc và đúng lúc vào một đối tượng đặc biệt nào đó. Đặc điểm không còn bối rối, bản chất là sự hủy hoại được bối rối, nguyên do chính là sự kiên quyết và nguyên do xa để có được hạnh phúc. Samādhi lại được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào những đặc tính chiếm ưu thế của nó. Về sự trong trắng và ô uế của samādhi, Buddhaghosa cho biết là điều kiện dẫn đến tính ưu việt đó, lại tạo ra sự trịnh trọng trong khi đó cái tạo ra hư hỏng lại dẫn đến ô uế. Đối với vấn đề luyện tập Samādhi. Buddhaghosa cho biết có hai cách luyện tập, hiệp thế (lokiya) và siêu thế (lokuttara). Luyện tập Lokuttara-Samādhi chỉ là cách trao dồi trí tuệ. Còn việc luyện tập lokiya-samādhi gồm việc tinh luyện hạnh kiểm, hủy bỏ mười trở ngại, chấp nhận tập luyện một trong số bốn mươi đề mục Kammaṭṭhānas thích hợp với cách sống, tránh sống một cách không thích hợp với hành thiền. Phải bỏ những ngăn trở và tự chú tâm trong hành thiền trọn vẹn. Những thuận lợi trong việc luyện tập hành thiền gồm có năm cách sống hạnh phúc như sống hạnh phúc trên đời này, thực hiện thiền quán (insight), trí tuệ và [9] có năm phúc lạc do samādhi đem lại là:

Diṭṭhadhamma-sukhavihāra (hiện tại lạc trú)
Vipassanā (Tuệ quán)
Abhiññā (Thắng trí)
Bhavavisesa (tái sanh)
Nirodha (diệt)

"Định" (Samādhi) có nghĩa là việc sắp xếp và thiết lập được ý thức đặc biệt và tự nguyện nơi bất kỳ đối tượng duy nhất nào." [10] Bà Rhys Davids giải thích Samādhi là "tập trung tư tưởng" (hành thiền) [11] bà cũng nói thêm như sau: [12] "Nhưng việc nhấn mạnh đến Định (Samādhi) chỉ có thể thực hiện được bằng cách vứt bỏ vào trong đại dương tất cả những gì không được coi là quan trọng và không đáng kể. Tất cả những gì không liên quan và hay gây sao lãng để đạt đến đỉnh cao duy nhất của tư tưởng (chitt'ekaggatā,) là một từ tương đương với Samādhi." [13]

Có mười điều gây trở ngại cho Định (Samādhi) như sau:

Āvāsa (trú xứ)
Kulaṃ (gia đình)
Lābha (lợi lộc)
Gaṇa (hội chúng)
Kamma (công việc)
Addhānaṃ (du hành)
Nāti (quyến thuộc)
Āvāda  (bệnh hoạn)
Gantho (học hành)
Iddhi (phép lạ)

Jhāna (Thiền)

Thông thường Jhānas thiền thần bí được coi như là có bốn loại. Ở giai đoạn đầu tiên của thiền, gồm có năm yếu tố, như: Vitakkavicārapītisukha (Hỷ lạc) và ekaggatā là hiện tại ở giai đoạn thứ hai, hai yếu tố đầu bị loại bỏ, ở giai đoạn thứ ba, ba giai đoạn đầu bị loại bỏ chỉ để lại sukhamekaggatā. Ở giai đoạn thứ tư, sukham được thay thế bằng upekkhā và lại có hai yếu tố cơ bản đó là upekkhāekaggatā. Trong tác phẩm Visuddhimagga của ông (tập I, trang 168-169) Buddhaghosa đã nói đến năm loại thiền. Không có mấy khác biệt giữa hai loại thiền này. Ở giai đoạn thứ hai của loại thiền thứ nhất, có hai yếu tố, đó là: vitakka và vicāra, cả hai đều biến mất nhưng ở loại thiền thứ hai, chúng lại biến mất yếu tố này sau yếu tố khác. Như vậy lại có điều kiện cho một giai đoạn khác. Thứ ba, thứ tư và thứ năm của loại thiền thứ hai lại khớp với giai đoạn thứ hai, thứ ba và thứ tư của loại thứ nhất.

Liên quan đến thiền, năm sức mạnh (vasis) phải được luyện tập:

Vajjanavasī (sức mạnh thiền định)
Samāpajjanavasī (sức mạnh đạt được)
Adhiṭṭhānavasī (sức mạnh quyết tâm)
Vuṭṭhānavasī (sức mạnh nỗ lực)
Paccavekkhanavasī (sức mạnh hành thiền
[14]

Jhāna có nghĩa là hành thiền [15] Bà Rhys Davids cho biết, "Trong các từ Jhāna hành thiền và định (samādhi), tập trung tư tưởng cao độ, đã bao gồm sự biểu hiện điều tự rèn luyện bản thân nơi công việc tập trung trí tuệ cao độ được lựa chọn mà người Ấn Độ đã tìm kiếm, bằng cách thay đổi những điều kiện thường ngày và tiến trình nhận thức, để đem lại cho ý thức một sức mạnh cao hơn hay khác hơn." [16]

Bà Rhys Davids còn cho biết tiếp Thiền là một công việc luyện tập phổ biến trong một thời gian lâu giống như hành giả (yoga) của người Hindu [17] theo ý kiến của bà thì, "một qui trình loại bỏ có hệ thống những nhân tố trong ý thức đã trở thành điều ta đã được biết đến như là bốn giai đoạn thiền" [18].

Vimuttiñānaṃ (Tuệ giải thoát)

Theo ý kiến của Buddhaghosa, Vimuttiñānaṃ (Tuệ giải thoát) bao gồm sau đây:

Vipassanā (thiền minh sát), magga (đạo), phala (quả) và peccavekkhanaṃ (nội quan). Trong số các tuệ quán này thì Tuệ minh sát là tuệ giải thoát ở một chừng mực nó giải thoát từ những ý tưởng về đặc tính trường cửu của sự vật. Còn Magga có nghĩa là giải thoát được là do diệt trừ được tội lỗi. Phala có nghĩa là giải thoát nhờ thanh thản trong lương tâm và paccakekkhana có nghĩa là tuệ giải thoát. [19] Năm cách Vimutis giải thoát đó à: Tadang (giải thoát khỏi vật phụ thuộc), Vikkhambhana (giải thoát khỏi bế tắc), samuccheda (giải thoát khỏi trừ tiệt), patipasaddhi (thanh thản lương tâm) và nissarana (hướng ngoại hay thoát ra ngoài).

Dhamma (Giáo Pháp)

Buddhaghosa phân chia Giáo Pháp (Dhamma) thành guṇa, desanā, pariyatti và nisatta. Ông cũng còn gọi cả ba khandhas: vedanā, saññāsaṅkhāra nissattadhammā cũng như nijjivadhammā (Dhammapada Aṭṭhakathā, Vol I p. 22).

Từ dhamma, theo ông, được ứng dụng rất rộng rãi. Chính tác phẩm Atthasālini cũng đã đề cập đến Dhamma với ý nghĩa thứ ba vừa nêu trên.

Buddhaghosa căn cứ vào Dhammasaṅgaṇi đã chia dhamma thành ba kusala, akusalaavyākata. Kusala-dhamma có nghĩa là điều kiện được liên kết với lạc thọ. Akusala dhamma lại liên quan đến điều kiện khổ thọ, và avyākata dhamma thì liên kết với điều kiện gây ra cảm giác vô ký. [20] Bà Rhys Davids cho biết, "Dhamma hàm ý một quan điểm hay một qui trình, chúng ta có thể nói thế, tùy theo lương tâm mỗi người, và tạo ra được một tiêu chuẩn hơn kém có thể ý thức được, một điều luật hướng dẫn, hay là qui luật nào đó" "mỗi một tu sĩ hay các đạo sĩ thời Ấn Độ cổ đại đều có những "Dhamma" riêng cho chính mình để suy tư. [21] Dhamma đã được trích dịch như là "lý tưởng, chân lý, luật lệ, quyền lợi, hệ thống hay là giáo lý theo ý nghĩa này." Bà Rhys Davids nhận xét thêm, "Nhưng giả dụ như Dhamma là một từ thông dụng đối với suy tư Ấn Độ, thì Abhidhamma hình như là một từ được dành riêng cho các Phật tử sử dụng. Theo họ, Abhidhamma, nói chung có ý nghĩa vượt hẳn, hay là Giáo Pháp siêu vượt, đã bao hàm hết mọi nghiên cứu lý thuyết thuần túy và phương pháp lý luận logic." [22]

Sự khác biệt giữa Dhamma và Abhidhamma chính là ở mức độ. Theo Bà Rhys Davids trích ý kiến của Buddhaghosa về Abhidhamma như sau, "Giáo Pháp được tính toán để kiểm tra điều thái quá nơi suy nghĩ khỏi những qui luật, do Đức Phật chỉ vẽ ra, dẫn đến làm mất cân bằng trí tuệ, thác loạn và điên rồ." [23]

Dhutaṅga (khổ luyện)

Dhutaṅga có nghĩa là mười ba điều khổ luyện để đạt được hạnh phúc. Đức Phật đã dạy những việc khắc khổ đó được tuân thủ nhưng ngài lại nói thêm là sẽ chẳng có những qui luật cứng nhắc dành riêng để thực thi những việc khổ luyện đó. Trong tác phẩm Visuddhimagga [24] của mình Buddhaghosa đã tường trình làm cách nào những khổ luyện đó được thực hiện. Đối với những người hưởng thụ những thú vui đời này thái quá và không chú tâm đến thân xác và linh hồn của mình, thì mươi ba Dhutaṅgas Đức Phật đề ra cụ thể như là, - (1) hãy mặc một y được làm bằng giẻ rách thu gom được nơi nghĩa địa chôn người, tại lò hỏa thiêu, bãi đổ rác hay là tại các sọt rác; (2) chỉ được mặc tam y; (3) chỉ sống nhờ của bố thí; (4) đi khất thực nhà này sang nhà khác; (5) sử dụng thực phẩm chỉ ngồi ăn một lần, (6) chỉ ăn thực phẩm có trong bát khất thực; (7) chỉ ăn thức ăn bố thí một lần; (8) sống khổ hạnh trong rừng; (9) sống ngay tại một gốc cây; (10) sống tại nơi công cộng (11) sống tại nghĩa trang; (12) hài lòng với chỗ ngủ mình có được; (13) sống qua một ngày không được nằm mà chỉ ngồi hay đi bộ, v.v...

Nirvāṇa (Niết-bàn)

Niết-bàn, theo như Visuddhimagga [25] đó chính là chấm dứt năm uẩn khandhas. Kinh Visuddhimagga đã dạy [26], - chỉ có một chân lý độc nhất vô nhị. Ở đây hàm chứa ý tưởng Niết-bàn trong đoạn này. Nirvāṇa bao gồm: không còn đam mê, triệt phá được tính kiêu căng, tiêu diệt được tham vọng, giải thoát khỏi tham ái, hủy diệt được toàn bộ tham dục. Đây chính là những tính chất của Niết-bàn. [27]

Trong sách NidānādikathāVisuddhimagga, chúng ta tìm thấy: để đạt đến Niết-bàn chúng ta cần thực hiện (thông qua) hành thiền (jhāna) khôn ngoan (paññā) giới luật (Sīla) và kiên trì [28] (āraddhaviriya) v.v... Như một người đã uống trúng độc, cần đến thuốc giải độc, cũng như vậy một thánh nhân đã lây nhiễm chất độc nơi cuộc sống ngoài đời, hãy yêu cầu có được rượu tiên như là một thần dược. Đó là Niết-bàn [29]. Chúng ta đang hướng tới tập trung sức lực mình và tiến tới Niết-bàn (niềm hành phúc tuyệt hảo), mỗi người chúng ta nên tiến tới hướng về cứu rỗi, theo sách Atthasālini, thì Niết-bàn chính là nơi từ đó phát xuất mũi tên ước vọng bay vút đi. Như Ông Maung Tin cho biết," Niết-bàn chính là giải thoát khỏi mọi tội lỗi, sự giải thoát chung cuộc khỏi bản chất hèn hạ của ta." [30]

Trong sách Sumaṅgalavilāsinī, chúng ta thấy là một người đạt đến được Niết-bàn tức là đạt đến bất tử, tự giải thoát mình khỏi vùng hoang tàng do tội ác mà ra, Niết-bàn được mô tả ở đây chính là niềm cực lạc [31]. Điều đó cũng khớp với điều đã được đề cập đến trong sách Milinda Pañho (trang 69.)

Cũng có nơi, Buddhaghosa lại mô tả Nirvāṇa như là một khoảng trống không, [32] điều này xem ra hơi mâu thuẫn nhưng là thứ mâu thuẫn xem ra có thể dễ dàng loại bỏ nếu như chúng ta xét đến yếu tố là các Phật tử tin vào hai giai đoạn Niết-bàn. Một giai đoạn họ thường gọi là Savupādisesanibbāṇa và giai đoạn thứ hai là Anupādisesanibbāṇa. Chúng ta đạt đến được giai đoạn thứ nhất khi đạt được A-la-hán và giai đoạn hai chỉ đạt đến được sau khi chết. Giai đoạn thứ nhất chính là hiện trạng sung sướng của ta và giai đoạn hai chính là một khoảng không trống rỗng chính vì giai đoạn này có nghĩa là sự kết thúc tồn tại hoàn toàn. Thế nên đối với Buddhaghosa khi ông nói đến Niết-bàn như là một sự tồn tại hân hoan khoái lạc, ông ám chỉ trạng thái của một A-la-hán và khi ông đề cập đến khoảng không trống rỗng, ông ám chỉ Niết-bàn ở giai đoạn hai, hay là sự kết thúc tồn tại hoàn toàn trên đời này.

Buddhaghosa giải thích Parinibbāṇa là một trạng thái khi con người có thể đạt đến được sau khi loại bỏ được tất cả gông cùm (samyojanam) [33].

Bà Rhys Davids lại nói về Niết-bàn như sau, "Nibbāṇa chính là thể hiện được giai đoạn cực điểm chung cuộc trong một dòng cuộc sống duy nhất mở ra cho ta đến nơi vĩnh hằng [34] chúng tôi rất đồng ý với tác giả uyên bác khi bà nói là Nibbāṇa là một từ hầu như hơi tiêu cực đôi chút đó là: có đôi lúc Nibbāṇa được hiểu như là sức khỏe, đôi lúc lại cho là Hạnh phúc. [35]

-----*-----

 

KẾT LUẬN

Trong những trang viết ở trên chúng ta đã thử cố gắng trình bày một bài tường trình về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà chú giải Kinh Phật giáo vĩ đại đó là ngài Buddhaghosa. Chất lượng và tầm cỡ vĩ đại của công việc ngài Buddhaghosa đã thực hiện được chỉ trong một cuộc sống duy nhất cho thấy tác giả của chúng ta đã phải cật lực lao động kiên trì và không biết mỏi mệt. Năm này qua năm khác, thực hiện một sứ mạng do thầy mình đã ủy thác cho, giam hãm trong một phòng nhỏ tại một thiền viện khổ hạnh to lớn tại Anurādhapura. Một cuộc sống giam hãm như vậy nhất định thiếu trống rỗng những biến cố, và chúng ta không hy vọng tìm ra được trong đó tính đa dạng và đầy đủ chi tiết về lịch sử cuộc sống của một nhân vật chú giải Kinh Phật giáo vĩ đại này. Ở đây chúng ta phải hài lòng với những chi tiết nhỏ mọn và những vụn vặt có thể thu thập được từ những công trình to lớn ghi chép để lại về cuộc sống của một nhà chú giải Kinh Phật vĩ đại. Có một khoảng thời gian xa cách hàng nhiều thế kỷ giữa chúng ta và thời đại của ông đã khiến cho công việc xác minh những biến cố chính thống sự nghiệp của một con người vĩ đại trở thành khó khăn. Tuy nhiên, có một số ít sự kiện không có điều gì nghi ngờ về tính chính thống được chắt lọc ra nơi một đống hỗn độn các chi tiết tiểu thuyết và lịch sử, những sự phát minh chế biến kỳ lạ và một truyền thống chính thống. Và đã được đối chiếu dưới ánh sáng của những tham khảo trong các tác phẩm do chính tác giả đã để lại, những tham khảo đó có thể cung cấp cho chúng ta một bản tường trình có thể được coi như là chính thống, cho dù thiếu sót không đầy đủ và có vẻ mỏng manh. Và đã đến lúc kết thúc công việc của chúng ta, chúng tôi thiết nghĩ chúng tôi không thể làm hơn được là lưu tâm đến một số ít những biến cố có thể không nghi ngờ gì được.

Buddhaghosa sinh tại miền Bắc Ấn Độ, được hấp thụ và lớn lên với truyền thống Bà-la-môn. Ông đã lãnh hội được một kiến thức rộng rãi về văn học Ấn Độ kể cả lãnh vực linh thiêng Bà-la-môn. Và ông đã làm việc cả về khoa học lẫn nghệ thuật. Ông đã nắm vững Tam Tạng (Piṭakas) và nghiên cứu các bài chú giải từ tiếng Sinha, ông đã ấp ủ hệ thống Patañjali và đã trở thành người hâm mộ hệ thống đó trước khi đi theo đức tin Phật giáo. Không những ông tinh thông hệ thống Yoga mà còn cả hệ thống Sāṅkhya nữa, như đã thấy rõ ràng trong các tác phẩm của ông. Vả lại những điều này ta thấy nhan nhản nơi những tham khảo của ông trong văn học kinh Phật như ta thấy nơi các tác phẩm Tam tạng (Piṭakas), các bản chú giải bằng tiếng Sinha, trong tác phẩm Milinda-Pañho, Petaka v.v... nhà bình luận đã nghiên cứu thông suốt tác phẩm văn học Abhidhamma từ đó ông đã rút ra rất nhiều tư liệu của mình. Tài khéo của ông trong việc giải quyết những vấn đề triết lý khó khăn gay cấn thật là tài giỏi như đã thấy thể hiện trong các tác phẩm uyên bác của ông như tác phẩm AtthasāliniKatthāvatthupakarana-Aṭṭhakathā. Ông đã nghiên cứu thấu đáo và đã đối phó với chủ đề này rất kỹ càng trong tác phẩm Visuddhimagga của ông và tác phẩm này đã trở nên kho tàng quí báu đối với toàn bộ hiểu biết và truyền thuyết Phật giáo. Ông đã làm phong phú hóa văn học Phật giáo bằng cách rút tỉa được nhiều tư liệu mới từ nhiều nguồn khác nhau, ông đã nghiên cứu lịch sử đảo quốc Tích Lan thật thấu đáo; ông luôn đề cập đến các vị vua tại đảo quốc Tích Lan, đến các vùng tỉnh lỵ, và các thiền viện và tịnh xá.v.v... trong các tác phẩm của ông, nổi bật trong tác phẩm VisuddhimaggaDhammapada-Aṭṭhakathā. Không còn nghi ngờ gì nữa ông đã là một thiền sư vĩ đại của toàn nhân loại. Tuy nhiên, trường phái Bắc Tông hình như đã không được ông nghiên cứu, chẳng có chỗ nào trong các tác phẩm của ông thấy đề cập đến trường phái này.

James Gray hoàn toàn có lý khi cho biết, "Buddhaghosa đã nổi bật lên như là một nhân vật vĩ đại trong biên niên sử Phật giáo."Gray đã không chỉ ca ngợi một nhà bình luận vì nhà bình luận đó mà còn ca ngợi cả những tác phẩm bình luận của ông. Gray cho biết, "bản chất vĩ đại của công việc Buddhaghosa đã hoàn thành với tư cách là người dịch thuật và dẫn giải lời Đức Phật, sự uyên bác sâu rộng mang dấu ấn trên các tác phẩm của ông, và sự nhiệt tình của một người được coi như là một siêu nhân và sự hy sinh ông đã biểu lộ ra để thực hiện điều đó, đã gợi lên niềm cảm mến và ngưỡng mộ sâu xa nhất về phía những ai đã coi nền văn học Pāli là một môn học cần nghiên cứu".... (lời giới thiệu, tr. 1. Buddhaghosuppatti.)

Bà Rhys Davids cho biết là Buddhaghosa hình như giống các triết gia Châu âu trước thời Hume và Hartley ở mức độ liên quan đến các vấn đề tri thức biểu thị và liên tưởng _ "Vì những phát biểu của Spinoza cũng không thể dẫn chúng ta đi xa hơn Buddhaghosa là bao, vì lý suy tư lý luận tâm lý của ông còn được tóm lược khá hơn nữa là đàng khác. (Buddhist Psychology, P. 191)

Bishop Copleton trong tác phẩm của ông về Đạo Phật (xưa và nay) có nói, Buddhaghosa thực sự đã là người thứ hai sáng lập ra Phật giáo tại đảo quốc Tĩch Lan vì ông đã sang đó sau thời Mahinda. Kern đã nói về ông như là "Một tác giả nổi tiếng nhất trong số các tác giả Phật giáo phương nam." [36]

Hầu hết các học giả Âu Châu đã hết lời khen ngợi Buddhaghosa với tư cách là một nhà bình luận. Thực sự hình như đáng ngạc nhiên cho dù thoạt tiên ông được giáo dục theo truyền thống Bà-la-môn và là người trung thành với hệ thống Phật giáo Patañjali, ông đã nắm vững hoàn toàn ngôn ngữ và văn học Pāli đến nỗi khiến ông có thể đọc là đánh giá đúng mức Kinh Tam Tạng (Piṭaka) bằng tiếng Pāli và đã thực hiện được chức năng sau này.

Công trình của ông thật có ích. Cho dù không được biết đến tận tường sau khi ông đã qua đời, có một điều có thể hiểu được là ông sống khá lâu để có thể thấy được công lao nhọc của mình được tưởng thưởng xứng đáng và hưởng được danh tiếng lừng lẫy như ông đáng được hưởng.

Cho đến khi nào Phật giáo còn là một niềm tin sống động giữa nhân loại thì Buddhaghosa sẽ không ngừng được các tầng lớp Phật tử và các trường phái nhớ tới với niềm kính trọng và biết ơn vô hạn.

Một điều thật đáng tiếc là có một ý tưởng đã truyền bá tại một số địa phương nào đó cho là Buddhaghosa không phải là một nhân vật lịch sử, cho là ông đã không sống và viết đến chừng đó tác phẩm mang tên ông. Bà Rhys Davids trong lời tựa thật uyên bác cho tác phẩm này đã chỉ rõ là giả thuyết thuộc loại này cũng đã được đề cập đến sau này do M.L. Finot [37] chúng tôi sẽ cảm thấy được tưởng thưởng biết mấy nếu như bản tóm lược trên đây về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phật giáo vĩ đại này nhắm đến thuyết phục được các bạn đọc là Buddhaghosa là một con người thực sự đã sống và làm việc để truyền bá đức tin Phật giáo và để giải thích nền văn học Phật giáo.

-ooOoo-


[1] Mrs. Rhys Davids, Buddhism, p. 154.

[2] Atthasālinī (P.T.S.), p. 119.

[3] Visuddhimagga, Vol. II, Chap. XVI., Indriya-sacca-niddesa.

[4] Compendium of Philosophy, p.56.

[5] Compendium of Philosophy, pp. 243-244.

[6] Buddhist Psychology, Quest Series, pp. 187-188.

[7] Visuddhimagga, Vol. I, p. 160.

[8] Compendium of Philosophy, pp. 229-230.

[9] Visuddhimagga, Vol, I, p. 84, foll.

[10] Points of Controversy, p. 260, f.n. 3.

[11] Mrs. Rhys Davids, Buddhist Psychology, (Quest Series) p. 94.

[12] Ibid., p. 104.

[13] Ibid., p. 105.

[14] Visuddhimagga, Vol. I, p. 154.

[15] Buddhist Psychology (Quest Series), p. 94.

[16] Buddhist Psychology (Quest Series), pp. 94-95.

[17] Ibid, p. 107.

[18] Buddhist Psychology, p. 107.

[19] Kathāvatthupakaraṇa-aṭṭhakathā, p. 80.

[20] Aṭṭhasālinī, p. 36.

[21] Buddhism, pp. 32-33.

[22] Buddhism, p. 36.

 "Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā, dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā, adukkham-asukhāya vedanāya sampayuttā, dhammā."

[23] Buddhism, p. 39.

[24] P.T.S., pp. 59-83.

[25] Pañcannaṃ khandhānaṃ nirodho, Vol. II, p. 611.

[26] Vol. II, p. 497.

[27] Visuddhimagga, Vol. I, p. 293.

[28] Ibid., Vol. I, p. 3.

[29] Ibid., Vol. II, p. 666.

"Yathā ca visasaṃphuṭṭho puriso visaghātanaṃ bhesajjaṃ pattheti, evaṃev' āyaṃ kilesavisasamphuṭṭho yogāvacaro kilesavisanimmathanaṃ amatosadhaṃ Nibbānaṃ pattheti."

[30] Atthasālinī, p. 409. Expositor, Vol. II., p. 518.

 "Taṇhāsaṅkhātaṃ vānaṃ niggataṃ vā tasmā vānā ti nibbāṇaṃ."

[31] Sumaṅgalavilāsinī, Vol. I, p. 217.

 "duccarita-kantāraṃ nittharitvā paranaṃ khemanta-bhūmiṃ Amata-Nibbānaṃ pāpuṇāti."

[32] Kathāvatthupakaraṇa-aṭṭhakathā, J.P.T.S., 1889, p. 178. cf. Dhammapada, Verse 93.

 "Yassāsavā parikkhīnā, āhāre ca anissito, suññato animitto ca vimokho yassa gocaro, ākāse va sakuntānaṃ padaṃ tassa durannayaṃ"

[33] Kathāvatthupakaraṇa-aṭṭhakathā, p. 193.

[34] Buddhism, p. 170.

[35] Buddhist Psychology (Quest Series), p. 82.

[36] Manual of Indian Buddhism by H. Kern, p. 125.

[37] See La Legende De Buddhaghosa. Cinquantenaire De L'Ecole Pratique des Hautes Etudes, Paris, 1921. It is a pamphlet of 19 pages written in French on the legends of Buddhaghosa, so kindly presented to me by M. Louis Finot. We regret that we cannot agree with him in his views. We fully concur with Mr. Pe Maung Tin in all that he says in his critical review of this paper in J.R.A.S., April, 1923, pp. 265-269.

-----*-----

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 03-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
23-03-2005