THERAVADA

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

 

PHẬT SỬ DIỄN CA

 

TK GIÁC CHÁNH

 

MỤC LỤC

 TẬP 1

Lời nói đầu

Tiểu dẫn gia phổ Thích Ca

01. Kính lễ Tam Bảo

02. Bồ Tát giáng sinh

03. Các thầy tướng số

04. Lễ hạ điền

05. Lễ thành hôn và quán đảnh

06. Dạo ngoại thành

07. Bốn cảnh động tâm
08. Bồ Tát xuất gia
09. Gặp B́nh Sa Vương
10. Hành thiền và khổ hạnh
11. Tiếng đàn Đế Thích
12. Nàng Sujata cúng dường
13. Bồ Tát thắng Ma
14. Bồ Tát thành Phật
15. Đức Phật và Ma Vương
16. Đức Phật và Ma nữ
17. Đức Phật và Xà vương
18. Hai thiện nam đầu tiên
19 .Phạm thiên cầu Phật
20. Du sĩ Upaka
21. Đức Phật chuyển Pháp Luân
22. Phật độ Yasa
23. Thiện nam thọ Tam quy
24. Hai tín nữ đầu tiên
25. Những người bạn của Đại Đức Yasa
26. Tiền thân Yasa
27. Pháp lệnh hoằng dương
29. Đoàn Bhadda
30. Ba vị Ca-Diếp
31. Tiền thân của ba vị Ca-Diếp
32. Phật độ B́nh Sa Vương
33. Ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo
34. Hai vị Đại đệ tử
35. Đại hội Thánh tăng
36. Triều nội Thích Ca
34. Tịnh Phạn Vương thỉnh Phật
38. Tịnh Phạn Vương chứng quả
39. Tiếp độ Da-Du-Đà-La
40. Thái tử Nan-Đa xuất gia
41. Rāhula xuất gia
42. Ông Cấp Cô Độc
43. Tu viện Trung tâm Phật Giáo
44. Vua Ba-Tư-Nặc
45. Các Hoàng thân xuất gia
46. Biến cố thành Vesāli
47. Đức Phật phản hồi Vương Xá thành
48. Ngài Subhūti
49. Rồng chúa Nandopananda
50. Đề-Bà-Đạt-Đa phản nghịch
51. Tịnh Phạn Vương viên tịch
52. Đức Phật bác bỏ giai cấp
53. Ư nghĩa Bà-la-môn
51. Phá chấp ngoại đạo
55. Di mẫu Gotami
56. Bà Da-Du-Đà-La
57. Nàng Khemā
58. Nàng Bhadda
59. Nàng Patacārā
60. Nàng Kissa Gotamī
61. Nàng Ambapālī
62. Nàng Rohinī
63. Nàng Subhā
64. Nàng Sumedhā
65. Đại hội Chư Thiên
66. Trưởng giả treo bát
67. Đức Phật cảm thắng ngoại đạo.

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Mượn hoa tô điểm Phật, đó cũng là một việc đáng nên làm, vậy mà tác giả không muốn làm, măi đến khi đạo hữu Trần Bá Thế (một vị Phật tử Việt kiều ở Pháp) về yêu cầu tác giả mới làm.

Để gợi cảm xúc cho người đọc, người ta dùng thơ văn để mô tả trần thuật câu chuyện hoặc một sự kiện. Thể thơ là lối văn độc đáo của văn học dân gian, dễ thu hút người đọc nhưng không dễ sáng tác. Văn xuôi không bị giới hạn nhiều về văn phong nên viết ra sao cũng được. C̣n văn vần bị g̣ bó trong niêm luật, nên muốn viết để diễn đạt hết ư thật không đơn giản, nhất là viết vớikhối lượng lớn.

Từ trước đến nay, trong PG cũng có rất nhiều tập sử bằng văn xuôi kể về cuộc đời Đức Phật, nhưng Phật sử viết bằng văn vần th́ hiếm thấy. Tại Ấn Độ có tập Thánh Thi Phật hạnh, tại Tích Lan có bộ Sử Thi Phật Truyện, cận đại chúng ta có quyển sách danh tiếng Light of Asia (Ánh sáng Á Châu)… tất cả đều là những tập sử thi có giá trị. Âm điệu của thi kệ cho chúng ta cái cảm xúc ngọt ngào mà văn xuôi khó so sánh được. Đặc  điểm đó chính là sắc thái của quyển sách này.

Tác giả là người miền nam, tác phẩm viết tại miền Nam,  quê hương của những câu ḥ lục bát, những quyển sấm giảng truyền đời. Dùng thi kệ mà diễn cuộc đời Đức Phật là đem tâm t́nh của người Việt Nam để nói với người Việt Nam, và hẳn là một cống hiến quan trọng cho kho tàng Phật học và văn học nước nhà.

Khi chúng tôi được hân hạnh tiếp xúc với tác giả, tác giả đă tâm sự với chúng tôi rằng: “Trong công việc thi hóa tập sử thi này, ngài đặt nặng hàng đầu là lưpháp cho chuẩn xác, kế đến mới là văn ngữ và âm luật. Ngài c̣n nói nguyên tắc sáng tác quyển sử thi này là nhất pháp, nh́ văn, tam từ, tứ vận. Do đó đặc điểm của thi phẩm này là sự nghiêm túc đối với sử liệu và Phật ngôn. Ngay cả cách dùng tên người, tên xứ sở cũng được cố gắng tối đa để giữ nguyên Phạn ngữ, nếu phải uyển chuyển v́ âm vận th́ sẽ có chú thích hẳn hoi. Người đọc sẽ sung sướng khi thấy rằng quyển sách này không những là một tài liệu để học Phật pháp mà c̣n là một cẩm nang tóm lược nội dung kinh điển, có thể giúp chúng ta không phải quá khổ sở để vận dụng trí nhớ sưu tra tài liệu kinh điển. Tác giả đă làm công việc ấy cho chúng ta rồi, dựa vào Tam Tạng Pāḷi và Sớ giải để soạn thảo tác phẩm.

Nay được sự cho phép của tác giả, Pháp sư Giác Chánh, chúng tôi giới thiệu và ấn hành quyển Phật Sử Diễn Ca này sau hơn 10 năm bản thảo nằm trong kệ sách.

Kính cảm niệm và tri ân ngài Pháp Sư Giác Chánh, tác giả thi phẩm đă hoan hỷ cho phép thực hiện. Chân thành cảm tạ Ban tu thư Siêu Lư đă có công sức hiệu đính, xin giấy phép và ra kinh phí in ấn quyển sách này, nhất là tri ân đạo hữu Trần Bá Thế đă thỉnh cầu gợi hứng cho tác giả mới có bộ Phật Sử Diễn Ca này ra đời.

Mong cho tất cả được an lành tu tập theo Phật hạnh và được giải thoát trong mai sau.

Mùa Đông Canh Th́n

PL. 2544 – DL 2000

Tỳ kheo GIÁC GIỚI.


 

 

TIỂU DẪN GIA PHỔ THÍCH CA

 

Thuở xưa, Đức vua MahāSammatideva là vị vua đầu tiên trị v́ xứ Jampu. Con ngài là thái tử Roja kế vị.

·       Vua Roja sau truyền ngôi cho con là thái tử Vararoja

·       Vua Vararoja truyền ngôi cho con là thái tử Kalyāṇa

·       Vua Kalyāṇa sau truyền ngôi cho con là thái tử Mandhātu

·       Vua Mandhātu sau truyền ngôi cho con là thái tử Sakamandhātu

·       Vua Sakamandhātu sau truyền ngôi cho con là thái tử Uposatha

·       Vua Uposatha sau truyền ngôi cho con là thái tử Vara

·       Vua Vara sau truyền ngôi  cho con là thái tử Upāvara

·       Vua Upāvara sau truyền ngôi  cho con là thái tử Maghade

Và cứ thế, tiếp tục cha truyền con nối đến tám mươi bốn ngàn (84000) vị vua nữa mới đến vua Okkāka đệ nhất.

·       Vua Okkāka đệ nhất truyền ngôi cho hoàng tử làm vua Okkāka đệ nhị.

·       Vua Okkāka đệ nhị truyền ngôi cho hoàng tử làm vua Okkāka đệ tam

Vua Okkāka đệ tam có 5 bà vợ: Haṭṭha, Cintā, Jantu, Jālinī, Visākhā.

Hoàng hậu Haṭṭha có 9 người con: 4 hoàng tử và 5 công chúa.

·       Bốn hoàng tử  là: Okkākamukha, Karaṇḍa, Haṭṭhinikesi, Nirupa.

·       Năm công chúa là: Piyā, Supiyā, Amandā, Vijitā, Vijitasanā.

Sau khi Hoàng hậu Haṭṭha từ trần, Thứ hậu Cintā lên làm hoàng hậu sinh được một người con trai, yêu cầu đức vua Okkāka đệ tam truyền ngôi cho con bà. Đức vua cho họp chín người con của cố Hoàng hậu Haṭṭha hỏi ư kiến. Các vị Hoàng tử và Công chúa đều đồng ư. Rồi chín vị ra đi với đoàn binh sĩ hùng hậu tiến về Hy Mă Lạp Sơn (Hymalaya) và lập quốc tại đây. Có vị đạo sĩ Kapila ẩn tu nơi đây, khi các vị Hoàng tử đến, vị đạo sĩ này ra giúp các Hoàng tử lập quốc, được xem là vị Quốc sư tối thắng nên các hoàng tử lấy tên vị Quốc sư (đạo sĩ) đặt ên cho Tân quốc là Kapilavatthupuri.

Về sau, đức vua cha là Okkāka đệ tam khi hay tin các hoàng tử và công chúa đă lập được quốc gia và bảo vệ huyết thống Quân vương trong sạch, đức vua đă thốt lên lời cảm hứng: “Sakya vata bho rāja kumāea” (Các hoàng tử này thật dũng cảm phi thường). Rồi phái 8 vị Đại thần đến hỗ trợ cho các hoàng tử. Các Hoàng tử lấy lời cảm hứng của Vua cha làm Quốc tộc “Sakya rāja vamsa”. Họ Thích Ca bắt đầu có từ đó. Vị vua đầu tiên tại đây là Okkākamahāsammata. Rồi phụ truyền tử kế, trải qua rất nhiều triều đại.

Đến đời vua Siri đổi Quốc hiệu Kapilavatthu ra Jetuttara.

·       Vua Siri  truyền ngôi cho con là Thái tử Sanjaya

·       Vua Sanjaya truyền ngôi cho con là Thái tử Vessantara

·       Vua Vessantara truyền ngôi cho con là Thái tử Jāli

·       Vua Jāli truyền ngôi cho con là Thái tử Sivivahana

·       Vua Sivivahana truyền ngôi cho con là Thái tử Sihasara

Và cứ thế nối tiếp cho đến một trăm sáu mươi mốt ngàn (161000) đời vua. Đến đời vua Sihaham đổi quốc hiệu trở lại như cũ là Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ)

Vua Sihaham có 5người con là 3 hoàng tử và 2 công chúa:

Ba Hoàng tử: Suddhodana, Sukkodana, Mitodana.

Hai Công chúa: Amittā, Pamittā.

Vua Sihaham truyền ngôi cho con là Thái tử Suddhodana. Vua Suddhodana cưới cả hai vị công chúa con của Vua Jinādhipa, người chị là Công chúa Mahā Māyā làm Hoàng hậu, người em là Công chúa Mahā Pajāpati Gotami làm Thứ hậu. Hoàng hậu Mahā Māyā sinh ra được một người con trai duy nhất là Thái tử Siddhattha, bảy ngày sau Hoàng hậu Mahā Māyā băng hà. Thứ hậu Gotami cũng sinh được một người con trai là Hoàng tử Nanda (sinh sau vài ngày), Thứ hậu lên làm Chánh hậu và lo nuôi dưỡng Thái tử Siddhattha Gotama. C̣n Hoàng tử Nanda Kumāro th́ giao cho nhũ mẫu khác nuôi dưỡng. Thái tử Siddhattha Gotama được 16 tuổi th́ Đức vua Suddhodana cho Thái tử Siddhattha thành hôn cùng Công chúa Yasodharā (con vua Suppabuddha và Hoàng hậu Pamitā) và truyền ngôi lại cho thái tử Siddhattha lên làm vua. Đức vua Siddhattha và Hoàng hậu Bimbādevi (Yasodharā, Da-Du-Đà-La) sinh được một người con trai là Thái tử Rāhula, lúc ấy Đức vua Siddhattha Gotama được 29 tuổi, tức ngài làm vua được 13 năm.

Ngày rằm tháng Sáu năm Ất Măo sinh ra Thái tử Rāhula, th́ ngay đêm ấy Đức Vua Siddhatthatừ bỏ vương vị, đi xuất gia. Sáu năm sau, đúng 35 tuổi, ngài giác ngộ chân lư và thành Phật hiệu Gotama dưới cội cây Bồ đề (Asattha) trên bờ sông Neranjarā và ngày Rằm tháng Tư năm Canh Thân. Người đời sau gọi ngài là Đức Phật Thích Ca, hoặc Đức Phật Cồ Đàm, Thích Ca là Tông (ḍng), Sakya của cha Ngài, Cồ Đàm là Tộc (họ) Gotama của mẹ Ngài, Sĩ Đạt Ta là danh hiệu Siddhattha của Ngài.

Theo Kinh sử, sở dĩ ḍng Thích Ca làm vua lâu đời nhất từ cổ chí kim là do hành theo Thập Pháp Vương: (1) Bố thí; (2) Tŕ giới; (3) Xả tài; (4) Trực hạnh; (5) Nhu ḥa; (6) Phá ác; (7) Vô hận; (8) Bất lợi; (9) Kham nhẫn; (10) Liêm chính.

Nhưng đến đời Đức Phật th́ sự nghiệp đế vương của ḍng Thích Ca chấm dứt v́ các Thích Tử và các Thích Nữ đều soi gương Ngài và từ bỏ địa vị cũng như sự nghiệp Đế vương.


Xem Phần 
01. Kính lễ Tam Bảo 

=================

PHẬT SỬ DIỄN CA - TẬP 2

=================

Chân thành cảm ơn Sư Định Phúc và ĐH Dă Quỳ

đă giúp đỡ để có được bản thảo này

=================

Trang Ngài Trưởng Lăo Giác Chánh
 

Updated 3-2020

 

 

Home