Tưởng niệm

Thượng Tọa Khải Minh

 

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA KHẢI MINH (1962- 2023) 20/02AL

Thượng Tọa Khải Minh, tên húy là Huỳnh Đại Phúc sinh ngày 13/02/1962 tại Bàn Cờ - Sài G̣n nay là Quận 3 - Tp Hồ Chí Minh, trong một gia đ́nh tư sản trung lưu lúc bấy giờ.

Thân sinh của Thượng Tọa húy là Huỳnh Văn Tư, Đại Tá Tư Lịnh Quân Cảnh và chỉ huy Tổng Trấn Sài G̣n Gia Định, và Thân Mẫu húy Nguyễn Kim Thị Huệ vốn đảm đang công hạnh. Là con trai thứ sáu trong gia đ́nh gồm bảy người anh em, lại hữu phước sanh trong gia đ́nh trung lưu, nên thuở thiếu thời cậu bé Huỳnh Đại Phúc đă có được sự cưng chiều của song thân và sự bảo bọc của anh chị, nhất là sau biến cố gia đ́nh khi thân phụ qua đời lại càng được anh chị thương yêu đùm bọc.

Sau năm 1975, cậu bé Huỳnh Đại Phúc khi ấy đă 13 tuổi, lứa tuổi vừa đủ nhận thức những đổi thay chung quanh ḿnh, với những biến động Kinh Tế Chính Trị Xă Hội. Sự biến động buổi giao thời khiến cho cậu luôn hỏi tại sao? V́ lư do ǵ? Như thế nào? Luôn ám ảnh và dần h́nh thành khuynh hướng của cậu cho đến măi sau này. Trong số những người bạn cùng trang lứa trong xóm, có lẽ, người mà cậu bé Phúc thân nhất đó chính là cậu bé Lê Hoàng Thọ (sau này là TT Chánh Thọ). Những con hẻm Nguyễn Thiện Thuật, Bàn Cờ băng ra đường Phan Đ́nh Phùng để về nhà của gia đ́nh cậu bé Huỳnh Đại Phúc (Sau 1975 là xí nghiệp may mặc Quận 3) vốn cũng là con đường dẫn đến Chùa Kỳ Viên 610 Phan Đ́nh Phùng, sau này là đường Nguyễn Đ́nh Chiểu lúc bấy giờ là Trụ Sở Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nguyên Thủy - Theravada. H́nh ảnh của các Bậc Chân Tu khai sáng Giáo Hội Tăng Già ít nhiều khắc ghi vào tâm trí của cậu bé.

Thế nên vào năm 1983 khi tṛn 21 tuổi, Thanh Niên Huỳnh Đại Phúc nuôi chí hướng xuất gia, giai đoạn này, các anh chị cũng đă có người xuất ngoại, và đến năm 1985 nhóm bốn Thanh Niên trong đó có Thanh Niên Huỳnh Đại Phúc, được sư Chánh Trí nay là Thượng Tọa Minh Đức Trụ Tŕ chùa Từ Quang - đưa về Thiền Viện Phước Sơn Đồi Lá Giang Đồng Nai làm giới tử, rồi về Quảng Nghiêm, sau đó là Thiền Quang 2. Đến năm 1986, Sư Sán Nhiên (nay là HT Sán Nhiên đang định cư tại Hoa Kỳ) dẫn hai Giới Tử Huỳnh Đại Phúc và Ngô Đ́nh Phụng (Sau này là Thượng Tọa Khải An đă viên tịch) đến chùa Candaramsya thọ giới Sa Di với Ngài Ḥa Thượng Suvaṇṇabrahma - Phạm Kim, hay c̣n gọi là Ḥa Thượng Nhiêu Nhang, và cũng chính năm 1986 được thọ cụ giới tại chùa Candaramsya Quận 3 - Tp Hồ Chí Minh với Ngài Ḥa Thượng Suvaṇṇabrahma. Và từ đây được Thầy Tổ ban cho Pháp Danh Bhikkhu Jotivādi Tỳ Khưu Khải Minh.

Như đă nói, những biến động thời cuộc đă kết thành khuynh hướng đặt ra những câu hỏi thế nào? V́ sao? Từ Tỳ Khưu Khải Minh. Những Giáo Lư chưa thông hiểu, Ngài chong đèn thâu đêm ghi chép và t́m cho bằng được khế kinh nghĩa lư. Ngài rất đam mê Abhidhamma. Đặc biệt khi đề cập đến sự tấu hợp Duyên Sinh Duyên Hệ, Ngài chấp tay cung kỉnh thốt lên rằng : “Con kính lễ Trí Tuệ Cao Siêu của Đức Phật, một sợi tóc, Ngài cũng chẻ ra thành 16.”

Sự nghi ngờ v́ sao? Tại sao? Cùng với tư chất thông minh chuyên cần, nên mỗi khi có những câu hỏi hay những thắc mắc nào, Ngài cũng t́m đến cho bằng được những Bậc Thiện Trí có khả năng giải nghi cho ḿnh.

Năm 1987 và năm 1988 Ngài xuống Siêu Lư Vĩnh Long bắt đầu học tập Bộ Môn Vi Diệu Pháp với Ḥa Thượng Giác Giới tại Chùa Siêu Lư Vĩnh Long. Cũng tại nơi đây, Ngài đă cùng Sư Pháp Nhiên nay là Thượng Tọa Pháp Nhiên Trụ Tŕ chùa Siêu Lư bắt đầu học tập Bộ Paṭṭhāna.

Mùa An cư kiết hạ năm 1989, Ngài đă an cư tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng cùng với Thượng Tọa Chánh Minh nay là trụ tŕ Chùa Bồ Đề Vũng Tàu để trao dồi thêm về bộ Paṭṭhāna. Sau đó tiếp tục nghiền ngẫm nghiên cứu những tài liệu về Abhidhamma vốn rất ít ỏi của ḿnh rồi cùng đàm luận học hỏi thêm với những Bậc Thiện Hữu Trí Thức.

Năm 1992, Ngài đă tập trung các tài liệu sách vở được in tại Hải Ngoại về đánh máy lại, với sự trợ giúp của Sư Tịnh Pháp (Nguyễn Đan Luân nay định cư tại Mỹ), Sư Chí Thâm nay là Tỳ Khưu Minh Đạt. Rồi sau đó, v́ những nghịch duyên, nên số lượng lớn kinh sách này cùng với những tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian dài đă mất đi, cùng với chiếc máy đánh chữ mượn của Chùa Kỳ Viên.

Sau khi, thông thạo bộ Paṭṭhāna phần thuận vốn là những tài liệu được lưu truyền trong nước, không bằng ḷng với những ǵ đă học, được sự trợ giúp của các Anh Chị cùng với những Phật Tử hữu duyên, Ngài đă quyết định sang các nước Phật Giáo Nguyên Thủy ở Đông Nam Á để hành Thiền và trao dồi thêm về Tạng Thắng Pháp dù lúc bấy giờ Ngài đă hội đủ các điều kiện để định cư tại nước ngoài.

Ban đầu, Ngài vào các Trường Thiền tại Miến Điện để trau giồi thêm về Pháp Hành và đồng thời tranh thủ thời gian tĩnh tâm nghiền ngẫm những ǵ ḿnh đă được học, sau đó Ngài đă học Tiếng Miến rồi bắt đầu chuyên sâu vào những Giáo Lư bằng chính ngôn ngữ Miến Điện. Thời gian tại đây, với những nghịch duyên về thời tiết khí hậu và nhất là vật thực đă khiến căn bịnh đường ruột của Ngài vốn đă có từ trước đó trở nên nặng hơn, thế nhưng với Tâm Cầu Pháp Cao Thượng, Ngài cũng đă Tinh Cần Nỗ Lực cố gắng để vượt qua. Sau đó, khi nhận thấy đă đủ duyên Ngài lại một ḿnh đến Thái Lan để tiếp tục học tập trao dồi về Tiếng Thái.

Bảy năm cho một quá tŕnh miệt mài đèn sách với những đổi thay về vị trí địa lư và thực phẩm khiến Ngài phát sanh những căn bịnh nặng hơn nên Ngài đă quyết định quay trở về Việt Nam với hoài băo mang lại những kiến thức mới mẽ cho người con Phật tại quê nhà.

Lần lượt, những Tác Phẩm được dịch thuật từ các ngôn ngữ Miến Điện và Thái Lan của Ngài Saddhammajotika ra đời trong sự hân hoan đón nhận của Tăng Tín Đồ Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam như:

- 17 Pháp Căn Bản.

- Cẩm Nang Tạo Trữ Pāramī và Linh Tinh Vấn Đáp.

- Cẩm Nang Phần Đầu của Pháp Hành và Giải Thích về Chế Định.

- Chú Giải Bộ Song Đối (Yamaka).

- Chú Giải Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna).

- Giải Thích Bộ Song Đối - Căn song và Uẩn song. (1+2)

- Giải Thích Bộ Song Đối - Căn song và Uẩn song 1.

- Giải Thích Bộ Song Đối - Căn song và Uẩn song 2.

- Giải thích Bộ Song Đối (Tập 1-6)

- Giải Thích Bộ Vị Trí - Phần 1

- Giải Thích Tổng hợp Các Câu Pháp Trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận

- Giáo Tŕnh Vấn Đáp Tiểu Học Thắng Pháp.

- Đế song 1

- Đế song 2

- Mẫu Đề Tam.

- Mẫu Đề Nhị và Nhị Đề Kinh.

- Minh Quán Nghiệp Xứ

- Mười Hai Nhân Duyên (Tác Giả Ngài Sīlānanda)

- Pháp Duyên Khởi Nhân Quả của Ṿng Luân Hồi.

- Pháp Khó Hiện Hữu Trên Thế Gian

- Phân Tích gom lại của lănh vực Ngũ Uẩn.

- Sớ Giải Kinh Vô Sở Úy.

- Sớ Giải Tăng Chi Bộ Kinh.

-Sớ Giải Thanh Tịnh Đạo phần Giới.

-Tạp Lục Vấn Đáp.

-Thắng Pháp Tập Yếu Luận 1.

-Thắng Pháp Tập Yếu Luận 2.

-Thắng Pháp Tập Yếu Luận 3.

-Thắng Pháp Tập Yếu Luận Hậu Sớ Giải

-Vấn Đáp Minh Quán Nghiệp Xứ.

-Vấn đáp Jotika và mẫu đề tam

-Ư nghĩa Pháp Ba La Mật.

Trong số những dịch phẩm này có những dịch phẩm đă được in ấn, ngoài ra c̣n có một số dịch phẩm khác chưa được in ấn và công bố.

Từ những năm 2006 trở đi, Ngài mang trọng bịnh. Những khổ thọ áp chế Ngài về thân thể nhưng không thể áp chế Ngài về mặt tinh thần. Ngài vẫn miệt mài trên những trang Kinh với những ḍng chữ nắn nót viết tay, sau đó chuyển đến những đệ tử thân tín cư sĩ của ḿnh đánh máy rồi phát hành.

Vào lúc, 00g10 sáng ngày 11/03/2023 nhằm ngày 20 tháng Hai năm Quư Măo- Phật Lịch 2566, thọ mạng vừa đủ và cũng dường như phận sự trong kiếp nhân sinh này cũng tṛn, Ngài đă buông bỏ tất cả những thương ghét giận hờn của thế gian, để hướng đến chí nguyện và bổ túc pháp độ Ba La Mật ngơ hầu Giải Thoát, trong niềm mến tiếc của Tăng Tín Đồ Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda Việt Nam. Hưởng thọ 62 tuổi 37 hạ lạp.

--------------------------

 

 

 

 

Không đề. Sư Chí Thâm

Kính tiễn người đi. Sư Định Phúc

Kính biệt Sư, vị Sư ”Ấn Độ”. Trần Mộng Thu

Video tang lễ

Điếu văn

 


 

Updated 4/2023

Source

 

 

Home